(HBĐT) -Huyện Tân Lạc đang đúc rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, yếu kém tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10- NQ/HU ngày 10/7/2013 của Huyện ủy về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn giai đoạn 2013 - 2020, trên cơ sở tổ chức quản lý tốt quy hoạch và sản xuất bưởi gắn với chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế riêng có về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn lực, xây dựng vùng bưởi hàng hóa, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người dân.


Nông dân thôn Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) kiểm tra chất lượng bưởi.

Tân Hương là xóm trọng điểm trồng bưởi của xã Thanh Hối. Nhiều gia đình trong xóm thu nhập hàng trăm triệu đồng sau vụ thu hoạch. Ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương 1 cho biết: Nghị quyết số 10 của Huyện ủy và chủ trương của xã đã được quán triệt tới chi bộ và nông dân. Diện tích bưởi của xóm giữ ổn định khoảng 40 ha, trong đó có 10 ha thu hoạch. Tổ hợp tác sản xuất bưởi đỏ Tân Hương tuân thủ các quy trình sản xuất bưởi an toàn, tiến tới xây dựng thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc.

Chủ tịch UBND xã Thanh Hối Bùi Văn Phon cho biết: Diện tích bưởi của toàn xã khoảng 300 ha, ở hầu khắp 19 xóm, trong đó diện tích thu hoạch chiếm 1/3. Bưởi là cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của người dân. Các hộ trồng bưởi về cơ bản có của ăn, của để.

Xã Đông Lai đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 của Huyện ủy. Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Bùi Hải Châu được biết, bưởi đỏ đang là cây trồng chủ lực góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người dân trong xã. Diện tích bưởi đỏ của xã phát triển khá nhanh, đến nay đã có 96/200 ha cho thu hoạch, trải đều hầu khắp các xóm. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra cho bưởi gặp khó khăn. Ông Phạm Quang Duy, xóm Tân Lai, xã Đông Lai cho biết: Xóm Tân Lai chuyển đổi mạnh sang cây bưởi. Nhiều khu đồi trồng mía trước đây được thay thế bằng bưởi. Đến nay đã phát triển lên 40 ha, trong đó có 30 ha đang thu hoạch. Vụ năm nay giá bán thấp hơn so với năm ngoái. Người dân mong muốn được hỗ trợ tìm kiếm đầu ra ổn định cho bưởi đỏ.

Nghị quyết số 10-NQ/HU đã tạo lực đẩy mạnh mẽ khai thác tiềm năng, lợi thế riêng có, phát triển vùng bưởi hàng hóa mang lại hiệu quả giảm nghèo và làm giàu cho người dân. Đến nay, toàn huyện có 1.046,8 ha, tăng 187,5%, vượt 488,4 ha so với năm 2015. Trong đó diện tích trồng mới 55 ha, diện tích trồng từ 1-3 năm 596,8 ha, diện tích cho thu hoạch 395 ha. Cuối năm 2017, huyện đã đón nhận Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc”. Huyện đã thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ bưởi đỏ, liên kết với nông dân, thực hiện sản xuất bưởi an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để cung cấp cho thị trường những sản phẩm bảo đảm chất lượng. Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, bưởi vẫn là cây trồng có giá trị cao của Tân Lạc. Thu nhập từ bưởi đạt hàng trăm triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng mía.

Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10, huyện Tân Lạc cũng nhìn nhận những vấn đề đặt ra đó là: Diện tích bưởi tăng quá nhanh, chưa được kiểm soát kịp thời. Còn một số nơi người dân tự ủi đất, san đồi để trồng bưởi, gây xói mòn, rửa trôi đất, ảnh hưởng đến sinh thủy. Việc đầu tư, thâm canh của người dân còn hạn chế, xảy ra tình trạng diện tích trồng bưởi không bảo đảm, chất lượng bưởi thu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn và yêu cầu thị trường tiêu thụ. Tình trạng sử dụng giống bưởikém chất lượng còn diễn ra; việc quản lý, kiểm soát vật tư nông nghiệp phân bón hạn chế. Việc thu hút doanh nghiệp, tổ chức tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với người dân chưa thực hiện tốt.

Huyện Tân Lạc cũng đang thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/ HU gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, gắn với xây dựng NTM. Trong đó đặt mục tiêu duy trì diện tích bưởi khoảng 1.300 ha, phát triển bưởi theo quy hoạch tập trung ở những khu vực, địa bàn có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp; tránh tình trạng khai thác tối đa diện tích để trồng bưởi, dẫn đến tình trạng mất cân bằng về sản phẩm bưởi. Khuyến khích, định hướng người dân cải tạo vườn tạp, ứng dụng KHKT trồng bưởi theo các tiêu chuẩn an toàn (VietGap, Globl Gap), sản xuất bưởi theo chuỗi liên kết; quản lý tốt chất lượng sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bưởi đỏ Tân Lạc.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc Vũ Quang Hùng cho biết: Cây bưởi vẫn là cây chủ lực mang lại cơ hội đổi đời cho người dân. Tuy nhiên trồng bưởi không đơn giản, không thể làm theo phong trào. Nhiều gia đình biết tổ chức quản lý tốt sản xuất, đầu tư thâm canh đã có năng suất, sản lượng mẫu mã bưởi đẹp có thể thu hàng trăm đến hàng tỷ đồng.

                                                                                            Lê Chung


Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục