(HBĐT) - Với 100 gốc bưởi Diễn, năm đầu tiên thu bói, gia đình anh Bùi Văn Nông, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bắc Sơn (Kim Bôi) thu được 20 triệu đồng. Năm ngoái là năm thứ 2, gia đình anh thu được 80 triệu đồng. Năm 2018, vườn bưởi đã mang lại nguồn thu cho gia đình anh 110 triệu đồng. Gia đình anh Nông là một trong nhiều hộ của xã có nguồn thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên nhờ bưởi Diễn.


Với gần 1.000 gốc bưởi Diễn, mỗi năm, gia đình ông Bạch Công Thế ở xóm Khả Trên, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) có nguồn thu hơn 1 tỷ đồng. 

"Sau nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với việc đưa cây bưởi Diễn vào sản xuất, hiện nay, nhiều hộ gia đình ở Bắc Sơn có nguồn thu hàng trăm, thận chí cả tỷ đồng”, anh Bùi Văn Nông, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bắc Sơn chia sẻ.

Theo đồng chí Bùi Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, Bắc Sơn trước đây là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Tuy nhiên, Bắc Sơn đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa bấp bênh sang trồng các loại cây lấy hạt như mướp đắng, bí đỏ, dưa..., từng bước nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác. Nhờ vậy đã nâng cao thu nhập bình quân đầu người, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo, từng bước đưa Bắc Sơn thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn. Sau thời kỳ đó, Đảng uỷ xã tiếp tục ban hành Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Theo đó, các chi bộ xóm đã cụ thể hoá, tham vấn ý kiến đảng viên và quần chúng nhân dân để vận dụng, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trong đó, cây bưởi Diễn được đa phần người dân lựa chọn. Xác định được hướng đi mới, các hộ tập trung chuyển đổi vườn tạp, diện tích đất lúa 1 vụ bấp bênh sang trồng bưởi. Ban đầu chỉ có gia đình ông Bùi Văn Thế ở xóm Khả Trên đầu tư chuyển đổi gần 1 ha đất vườn, ruộng và bưa bãi kém hiệu quả sang trồng bưởi Diễn. Sau đó, nhiều hộ trong xã học tập và làm theo, tập trung chủ yếu ở xóm Khả. Toàn xã có 786 hộ thì hơn 300 hộ trồng bưởi với tổng diện tích mở rộng lên trên 60 ha. Ngoài gia đình ông Bùi Văn Thế, gia đình các ông Bùi Văn Thành; Bùi Văn Điều cũng mở rộng diện tích trồng bưởi, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Bùi Văn Điều ở xóm Khả hoàn cảnh khó khăn nhưng đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng bưởi Diễn. Với 100 gốc bưởi Diễn, hàng năm đem lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng cho gia đình ông. Sau 3 năm, nguồn thu từ cây bưởi đã giúp gia đình ông Điều trả hết nợ, đời sống từng bước được nâng lên.

Đồng chí Bùi Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết thêm: Nhờ cây bưởi mà mức thu nhập bình quân đầu người của xã tăng đáng kể. Theo kế hoạch đề ra, trong năm 2018 thu nhập bình quân của xã ở mức 22,5 triệu đồng/người nhưng qua đánh giá sơ bộ, dự kiến thu nhập bình quân đầu người của xã đạt khoảng 26,5 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 20%, đến nay giảm còn 10,8%.

 

                                                                                                Mạnh Hùng

Các tin khác


Công ty Điện lực Hoà Bình: Hiệu quả từ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, đem lại những hiệu quả thiết thực, là động lực để công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh được giao.

Bột sắn dây Nhuận Trạch - món quà quý cho sức khoẻ

Với đặc tính mát, có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bột sắn dây không chỉ giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Xuất phát từ công dụng của tinh bột sắn dây đối với sức khoẻ và có lợi thế về vùng nguyên liệu dồi dào, HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch (thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) đã xây dựng thành công sản phẩm tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Huyện Tân Lạc phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Tân Lạc đã chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển bền vững.

Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục