(HBĐT) - Xác định phát triển giao thông nông thôn (GTNT) góp phần thúc đẩy KT - XH phát triển, thuận lợi giao thương, đời sống, văn hoá nhân dân được cải thiện. Những năm qua, huyện Cao Phong đã ưu tiên dành nguồn lực đầu tư xây dựng, mạng lưới giao thông góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.


Hệ thống đường trung tâm xã Tây Phong (Cao Phong) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân trên địa bàn.

 

Tây Phong là xã phấn đấu về đích NTM năm 2018 của huyện Cao Phong. Những năm qua, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với nguồn lực huy động trong nhân dân, hàng chục km đường GTNT liên xã, liên thôn, liên xóm đã được xây mới, cải tạo, nâng cấp, giúp việc đi lại của nhân dân được thuận lợi, kinh tế có thêm động lực để phát triển, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Xã có 9,16 km đường trục xã, liên xã, 100% được nhựa hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; 57,8% đường trục thôn, xóm được cứng hóa; đường ngõ, xóm được cứng hóa sạch và không lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng được cứng hóa và mặt đường cấp phối xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 53%. Từ năm 2011 đến nay, tổng nguồn vốn huy động phát triển GTNT của xã là 28,89 tỷ đồng. Trong đó, nguồn từ chương trình xây dựng NTM 2,2 tỷ đồng; nguồn ngân sách tỉnh 5,66 tỷ đồng; nguồn ngân sách huyện 19 tỷ đồng; nguồn huy động từ nhân dân 2,03 tỷ đồng.

Huyện Cao Phong có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Tổng số km đường bộ hiện do UBND cấp huyện, xã quản lý trên địa bàn là 467,66 km gồm bê tông nhựa 2,4 km, nhựa 41,7 km, bê tông xi măng 260,04 km, cấp phối 34,62 km và 126,9 km đường đất. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện thực hiện mở mới, bê tông hóa, nhựa hóa và cứng hóa được trên 22 km đường bộ.

Thực hiện đề án cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2017-2020, năm 2018 huyện được tỉnh phân bổ kinh phí trên 1,7 tỷ đồng, huyện đối ứng gần 1,2 tỷ đồng thực hiện cứng hóa đường GTNT theo kế hoạch được phê duyệt 5,72 km/10 tuyến. Đến hết tháng 10, hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 2 km/2 tuyến. Đặc biệt, huyện ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các xóm của xã Tây Phong để đạt tiêu chí số 2 về giao thông và về đích NTM vào cuối năm 2018.

Qua rà soát, đến nay, trên địa bàn huyện có 6 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM là Dũng Phong, Thu Phong, Tân Phong, Nam Phong, Bắc Phong, Đông Phong. Có 2 xã đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 là Tây Phong, Bình Thanh; xã Xuân Phong đạt 2 chỉ tiêu của tiêu chí số 2; 3 xã: Yên Thượng, Yên Lập, Thung Nai đạt 1 chỉ tiêu. Năm 2018, nguồn lực của huyện để thực hiện tiêu chí số 2 trong xây dựng NTM là 44 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Trung ương 34,1 tỷ đồng; nguồn ngân sách địa phương 8,5 tỷ đồng; nguồn huy động từ nhân dân 1,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, huyện triển khai thực hiện 2 tháng chiến dịch toàn dân tham gia làm GTNT, đã huy động trên 42 nghìn ngày công thực hiện nạo vét rãnh thoát nước, phát quang tầm nhìn, vá ổ gà với kinh phí trên 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện tăng cường kiểm tra, phát hiện và kịp thời khắc phục hư hỏng công trình giao thông do ảnh hưởng mưa bão gây ra.

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Trong phát triển GTNT, ngoài việc ưu tiên dành nguồn lực, huyện còn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là vai trò giám sát cộng đồng với phương châm "dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi” thông qua quy chế dân chủ ở cơ sở. Để đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 các xã còn lại sẽ đạt hoặc cơ bản đạt tiêu chí về giao thông, huyện Cao Phong tiếp tục sự ủng hộ của T.Ư, tỉnh và các chương trình, dự án phát triển, phát huy sức mạnh tổng hợp làm đường giao thông phục vụ xây dựng NTM, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển KT -XH đã đề ra.

Đ.T


Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục