(HBĐT) -Năm 2010, nhiều hộ dân xã Tuân Lộ (Tân Lạc) đã mạnh dạn cải tạo diện tích vườn tạp để thí điểm phát triển mô hình trồng cây có múi, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Đến hết năm 2018, toàn xã đã mở rộng được gần 50 ha cây có múi, trong đó diện tích trong thời kỳ kinh doanh đạt khoảng 20 ha. Cây có múi đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập khá, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống. Năm 2018, thu nhập bình quân toàn xã đạt 31 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 16,33%.

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vườn cây có múi của gia đình ông Trần Văn Tĩnh, xóm Tân Thành, xã Tuân Lộ (Tân Lạc) mỗi năm cho thu nhập nhập 400- 500 triệu đồng.

Đi dọc con đường bê tông tại các xóm Tân Thành, Tân Thịnh, hướng tầm nhìn về phía những quả đồi, chúng tôi nhận thấy một màu vàng óng của những trái cam, bưởi đang đến độ thu hoạch. Theo thống kê, toàn xã có trên 10 hộ gia đình phát triển mô hình trồng cây có múi với diện tích từ 1- 2 ha trở lên. Còn lại các hộ  gia đình duy trì trồng từ 3.000 - 4.000 m2 hoặc tận dụng những khoảng đất trống sau nhà để trồng. Đồng chí Bùi Đình Đinh, Chủ tịch UBND xã Tuân Lộ cho biết: "Nhận thấy một số hộ gia đình tiên phong trồng cây có múi cho thu nhập khá, từ năm 2016 đến nay, cây có múi được người dân trong xã lựa chọn là cây trồng mũi nhọn. Theo đánh giá, địa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển cây có múi như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước tưới dồi dào. Hệ thống các trục đường giao thông liên xã, liên xóm được đầu tư cứng hóa đồng bộ dẫn ra quốc lộ 6, tạo điều kiện thuận lợi cho tư thương dễ thu mua, vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, một số hộ gia đình phát triển quy mô nhỏ lẻ thường tiêu thụ sản phẩm tại các chợ trong vùng và các khu vực lân cận như chợ Lồ (xã Phong Phú), chợ Phú Cường (xã Phú Cường). 

Dừng chân tại gia trại cây có múi của gia đình ông Trần Văn Tĩnh ở xóm Tân Thành, qua tìm hiểu được biết, ông Tĩnh bắt tay vào phát triển vườn cây có múi từ năm 2014 với diện tích vườn khoảng 1,1 ha. Trong đó có 600 gốc cam, bao gồm các giống cam V2, lòng vàng, cam Canh; 30 gốc bưởi đỏ Tân Lạc. Đến nay, ông Tĩnh đã đầu tư nguồn vốn vào khu vườn với số tiền khoảng 1,6 tỷ đồng. Toàn bộ sản phẩm cây có múi của gia đình ông được tư thương từ các tỉnh: Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội lựa chọn thu mua. Năm 2017, gia đình ông bán ra thị trường 17 tấn quả, thu về 400 triệu đồng. 

Chia sẻ với về hướng phát triển cây có múi, ông Tĩnh cho biết: "Gia đình tôi lựa chọn hướng phát triển đa dạng các giống cam để có nguồn sản phẩm cung cấp cho thị trường dàn trải trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tránh rủi ro mất mùa, tồn đọng hàng và bị tư thương ép giá. Như năm nay, cam Canh mất mùa do thời tiết diễn biến phức tạp nhưng cam lòng vàng đã xuất ra thị trường tiêu thụ 7 tấn với giá bán 16.000 đồng/kg. So với năm trước, giá thành cây có múi năm nay giảm nhẹ, tuy nhiên, so với các mô hình kinh tế khác vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình phát triển cây có múi, chính quyền xã đã chỉ đạo Trung tâm học tập cộng đồng xã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KH-KT cây có múi. Trong năm 2018 đã tổ chức 8 buổi, thu hút đông đảo các hộ gia đình tham gia; phối hợp với Ngân hàng CSXH, NN&PTNT tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn theo quy định. 

Đồng chí Bùi Đình Đinh, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Dự kiến trong khoảng 3- 4 năm nữa, hầu hết các vườn cây có múi trên địa bàn xã sẽ cho thu hoạch sản phẩm. Tuy nhiên, với thị trường hiện không đủ để tiêu thụ toàn bộ diện tích cây ăn quả tại địa phương. Chính vì vậy, chính quyền xã mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ  được tiếp cận nguồn vốn, giống, kỹ thuật. Qua đó phát triển hiệu quả mô hình trồng cây có múi, nâng cao thu nhập và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH. 

                                                                                                Đức Anh


Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục