(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, dân cư sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn. Nhiều năm trở lại đây, tỉnh ta đã tập trung phát triển đô thị hóa, mục tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 25%, qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.


Dự án Vincom Hòa Bình đang được các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong năm 2019.

Trong tiến trình phát triển hiện nay, cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa được xem là khía cạnh quan trọng của sự vận động, đi lên của xã hội. Đối với tỉnh ta, TP Hòa Bình là một trong những địa bàn có tốc độ đô thị hóa mạnh nhất. Những năm qua, thành phố đã tập trung lựa chọn các khâu đột phá, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển đô thị. Nhờ đó đến nay, tỷ lệ đô thị hóa TP Hòa Bình đã đạt 73%, tăng 13% so với năm 2015, đạt 85% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.

Theo thống kê trong giai đoạn 2016 - 2017, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn TP Hòa Bình đạt khoảng 5.231 tỷ đồng, đến hết năm 2018 ước đạt trên 7.000 tỷ đồng. Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị thành phố như: Quảng trường Hòa Bình, trụ sở Công an tỉnh, trụ sở một số cơ quan tỉnh; hệ thống vỉa hè, đường ngõ xóm được chỉnh trang...
Hiện nay, cấp ủy, chính quyền thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án thuộc Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - TP Hòa Bình; dự án thoát nước và xử lý nước thải từ nguồn vốn đầu tư ODA; Trung tâm hành chính - chính trị thành phố... Đặc biệt là công trình cầu Hòa Bình 3 nhằm thực hiện mục tiêu kết nối các khu vực dân cư tại bờ trái và bờ phải sông Đà. 

Mới đây, trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện một loạt dự án bất động sản như: nhà phố thương mại Vincom Shophouse Hòa Bình; dự án khu đô thị Zen Village tại phường Hữu Nghị, là những điểm nhấn đáng quan tâm. Ngoài ra, một số dự án đang góp phần đưa bộ mặt đô thị ngày một khởi sắc như: khu dân cư Sudico mở rộng, dự án Vĩnh Hà, dự án khu dân cư tổ 7, phường Thịnh Lang, là những động lực góp phần thúc đẩy đô thị hóa ngày càng phát triển. 

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Huy, Chủ tịch UBND thành phố, để đảm bảo phát triển đô thị bền vững, TP Hòa Bình xác định công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng và phát triển đô thị. Thành phố đã lập và được phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2025 và đang đề nghị UBND tỉnh phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2035.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, toàn tỉnh hiện có 12 đô thị hiện hữu, bao gồm 1 đô thị loại III (TP Hòa Bình) và 11 đô thị loại V. Đến năm 2020, Hòa Bình phấn đấu có 14 đô thị, trong đó nâng cấp đô thị TP Hòa Bình lên loại II, đô thị Lương Sơn và Mai Châu lên loại IV, hoàn chỉnh công tác chuẩn bị thành lập 2 đô thị mới là Chợ Bến và Mông Hóa. Đến năm 2030, phấn đấu có 18 đô thị, bao gồm 1 đô thị loại II (TP Hòa Bình), 4 đô thị loại IV (thị xã Lương Sơn, thị xã Mai Châu, thị trấn Bo, thị trấn Chi Nê), 13 đô thị loại V (gồm 9 đô thị trong giai đoạn 2016 - 2020 và 4 đô thị hình thành mới). 

Để thực hiện các chỉ tiêu đề ra, các địa phương đang từng bước triển khai, như: huyện Lương Sơn đang lập chương trình phát triển đô thị và đề án nâng cấp đô thị Lương Sơn lên loại IV; huyện Mai Châu đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu trung tâm thị trấn Mai Châu, đồng thời triển khai lập chương trình phát triển đô thị. Các địa bàn khác trong tỉnh cũng trong quá trình triển khai lập đề án phân loại đô thị theo Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh theo lộ trình và kế hoạch được phê duyệt. 
Đồng chí Ngô Ngọc Đức, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Để vừa có sức đột phá, vừa bảo đảm phát triển bền vững, tỉnh ta đã được định hướng phát triển đô thị hóa dựa trên nguyên tắc tập trung có trọng điểm tại các vùng kinh tế động lực theo giai đoạn. Cùng với đó, dựa trên tiềm năng sẵn có và dự báo xu hướng phát triển, các địa phương trong tỉnh đã nghiên cứu lập quy hoạch phát triển và nâng cấp các đô thị, tạo cơ sở thu hút đầu tư và đẩy mạnh phát triển KT-XH tại địa bàn. Để nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về quy hoạch cũng như thúc đẩy tiến trình đô thị hóa ngày càng chất lượng, thời gian tới, tỉnh ta sẽ thực hiện đồng bộ quy hoạch xây dựng đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị của chính quyền cấp thành phố và cấp huyện. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình thực hiện quy hoạch. Đảm bảo tính thống nhất giữa quy hoạch KT-XH, quy hoạch xây dựng và phát triển ngành. Đồng thời, bố trí quỹ đất cho dự trữ phát triển đô thị, vùng sinh thái, cây xanh đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch không gian của các đô thị. 

Đặc biệt, cùng với đẩy mạnh đô thị hóa các địa bàn trọng điểm, tỉnh ta sẽ tập trung xây dựng nâng cấp mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đưa TP Hòa Bình trở thành thành phố du lịch, thương mại, dịch vụ cơ bản có đủ các yếu tố của một thành phố hiện đại, tiến tới đạt các tiêu chí của đô thị loại II vào năm 2020.


Hồng Trung

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục