(HBĐT) - Hai tháng đầu năm 2019, Cục Thuế tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai đồng bộ các giải pháp thu ngân sách Nhà nước (NSNN), tạo tiền đề hoàn thành kế hoạch năm 2019.


 

Dù mới đi vào hoạt động, nhưng năm 2018, Công ty TNHH Dệt kim Hòa Bình Koyseni đã thực hiện doanh thu đạt 120 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 400 lao động địa phương và thực hiện tốt nghĩa vụ nộpngân sách Nhà nước.

Năm nay, HĐND tỉnh đặt chỉ tiêu thu NSNN 3.680 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2018. Trong tháng 2/2019, thu NSNN ước đạt 162,3 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm thực hiện 450 tỷ đồng, đạt 15% dự toán Chính phủ và 12% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND, đạt 93% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, thu từ thuế và phí (trừ tiền sử dụng đất) thực hiện 426 tỷ đồng, đạt 16% chỉ tiêu pháp lệnh và 14% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, bằng 90% so với cùng kỳ. Thu tiền sử dụng đất 24 tỷ đồng, đạt 9% chỉ tiêu pháp lệnh, 4% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Nếu so với cùng kỳ năm 2018 thì có 10/17 khoản thu tăng gồm: Thu từ thu tiền sử dụng đất tăng 135%; thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương tăng 50%; thu lệ phí trước bạ tăng 41%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 37%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 27%; thu khác ngân sách tăng 25%; thu thuế công thương nghiệp tăng 19%; thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 15%; thu khấu hao cơ bản tăng 11%; thu phí lệ phí tăng 6%. Còn lại 6/17 khoản thu giảm là thu sổ xố kiến thiết giảm 47%; thu cấp quyền khai thác khoáng sản giảm 88%; thu từ doanh nghiệp Nhà nước T.Ư giảm 19%; thuế bảo vệ môi trường giảm 35%; thu tiền thuê mặt đất giảm 23%; thu cố định tại xã giảm 55%; khoản thu cổ tức và lợi nhuận còn lại chưa phát sinh.

Theo Cục Thuế, thu NSNN 2 tháng đầu năm 2019 bằng 93% so với cùng kỳ là do trong tháng 1/2018, Công ty Thủy điện Hòa Bình nộp khoản tiền cấp quyền khai thác nước của năm 2017 chuyển sang 31 tỷ đồng, nếu loại từ khoản thu này thì thu ngân sách 2 tháng năm 2019, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2018.

Cục Thuế tỉnh đang phối hợp rà soát, phân tích, đánh giá những yếu tố tác động ảnh hưởng đến tăng, giảm nguồn thu; kiến nghị với UBND các cấp thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2019. Cục Thuế chỉ đạo các phòng chức năng, các Chi cục Thuế xây dựng và triển khai các kế hoạch, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, cải cách thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị được Tổng Cục thuế phê duyệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người nộp thuế nắm rõ các chủ trương, chính sách thuế; đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, giải quyết kịp thời, đúng thời gian quy định những vướng mắc của người nộp thuế, tiếp tục mở rộng dịch vụ nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, hoàn thuế điện tử; triển khai dịch vụ thuế điện tử nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN.

Bên cạnh đó, Cục Thuế triển khai rà soát, quản lý sau đăng ký kinh doanh, nắm bắt tình hình hoạt động của người nộp thuế; thực hiện các giải pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu thuế, chú trọng kiểm tra các cơ sở kinh doanh có tính rủi ro cao về thuế, các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chuyển nhượng dự án, khoáng sản; tăng cường công tác quản lý, thu hồi nợ đọng, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế bảo đảm đúng trình tự; thu đúng, thu đủ, tạo bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Cục Thuế cũng đang triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 01, ngày 21/6/2016 của Tổng Cục thuế về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấn chỉnh thái độ, tác phong ứng xử của công chức thuế với người nộp thuế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; tăng cường kiểm tra, giám sát công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người nộp thuế…

 

Lê Chung

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục