Chuyên gia cho rằng để cạnh tranh, các nhà bán lẻ trong nước cần áp dụng công nghệ, robot hoá trong một số khâu để tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Chia sẻ tại diễn đàn bán lẻ Việt Nam ngày 20/3, bà Lê Việt Nga - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, thị trường bán lẻ Việt Nam tăng tốc khá nhanh trong 5 năm qua, minh chứng qua dữ liệu tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịchvụ ngày càng tăng. Giai đoạn 2015 - 2017 tốc độ tăng tổng mức bán lẻ 10,5-10,9% thì năm 2018 tỷ lệ này là 11,7%, đạt gần 4.400 tỷ đồng.

"Năm 2010, cả nước có khoảng 8.500 chợ, hơn 500 siêu thị thì đến năm 2018 có khoảng 8.600 chợ, 1.000 siêu thị, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn", bà Nga thông tin.

Tuy nhiên một thực tế cũng được Phó vụ trưởng Thị trường trong nước chỉ ra, là các nhà bán lẻ trong nước đa phần là nhỏ và vừa, đang phải cạnh tranh trực diện với các nhà bán lẻ ngoại. Chưa kể, các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và hệ thống hoạt động đã được kiểm chứng qua nhiều thị trường khác nhau.


Người tiêu dùng chọn mua trái cây tại một hệ thống siêu thị ở Hà Nội.Ảnh: Hà My

5 năm qua cũng là khoảng thời gian thị trường bán lẻ Việt chứng kiến sự gia tăng tiềm lực, mở rộng thị phần của các tập đoàn đa quốc gia như Aeon, Lotte, Auchan, BigC...Các tập đoàn nước ngoài khác cũng đã nhanh chóng mở rộng thị trường để khai thác tiềm năng với các chuỗi cửa hàng liên tục được mở rộng.

Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. "Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế, đang bị "lép vế" với những "ông lớn" nước ngoài", bà Lưu Bảo Vân - Giám đốc điều hành dự án Intage Việt Nam nhận xét. Hiện chỉ số ít doanh nghiệp bán lẻ nội địa có tên tuổi như Coop.mart, Vinmart... đủ tiềm lực cạnh tranh chia lại miếng bánh thị phần bán lẻ với khối ngoại.

Một trong những gợi ý về chiến lược thay đổi với bán lẻ nội địa được bà Đặng Thuý Hà - Giám đốc khu vực miền Bắc (Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam) là áp dụng công nghệ, robot hoá trong một số khâu bán lẻ để tăng trải nghiệm cho khách hàng. Bà Hà phân tích,với mô hình cửa hàng nhỏ, cần có hiểu biết sâu sắc về người mua hàng nhằm vào 4 yếu tố cơ bản, đó là tối ưu danh mục sản phẩm (sản phẩm bán chạy và sản phẩm đặc thù), đáng giá đồng tiền, tiết kiệm thời gian và khuyến khích mua sắm thường xuyên.

"Các nhà bán lẻ cần đảm bảo yếu tố mới lạ về sản phẩm và dịch vụ nhằm kích thích mua sắm và sự trung thành của khách hàng", bà Hà nêu.

Ở góc độ doanh nghiệp bán lẻ,ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó tổng giám đốc thường trực Hapro đề xuất, Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch trong cuộc đua bán lẻ, giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển thương hiệu gồm hỗ trợ đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại...Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tăng cường tính liên kết, kết nối từ sản xuất đến phân phối...

TheoVnexpress

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục