Sở Quản lý tài chính tiểu bang New York (Mỹ) vừa chính thức cấp phép hoạt động cho Văn phòng đại diện của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcombank).


Các ngân hàng đang tích cực mở rộng mạng lưới ra nước ngoài

Văn phòng đại diện của Vietcombank được đặt tại tòa nhà One Rockefeller Plaza, thuộc khu Trung tâm Manhattan, thành phố New York (tiểu bang New York, Mỹ).

Trước đó, vào tháng 10.2018, Vietcombank đã nhận được phê duyệt ở cấp liên bang từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng như chấp thuận về mặt nguyên tắc từ NDYFS (đơn vị quản lý trực tiếp ở cấp tiểu bang).

Mỹ được đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về tiêu chí, yêu cầu khắt khe trong việc cấp phép cho các nhà băng nước ngoài mở văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện Vietcombank tại New York dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ quý 3 năm nay với các chức năng: kết nối với khách hàng hiện hữu và tiềm năng tại thị trường Mỹ, thực hiện báo cáo phân tích thị trường và ngành tài chính - ngân hàng, hỗ trợ duy trì quan hệ với các định chế tài chính tại Mỹ…

Hiện mạng lưới hoạt động tại nước ngoài của nhà băng này bao gồm công ty tài chính tại Hồng Kông, công ty chuyển tiền tại Mỹ, văn phòng đại diện tại Singapore, ngân hàng con tại Lào.

Các ngân hàng Việt hiện đang có xu hướng mở rộng mạng lưới, chi nhánh ra nước ngoài. Đơn cử như tại thị trường Lào, hiện đã có sự góp mặt của nhiều ngân hàng như Vietcombank, BIDV, SHB, MB, Sacombank, VietinBank.

Myanmar cũng có sự xuất hiện của BIDV, chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2016. Ngân hàng Quân đội hiện có 2 chi nhánh tại Lào và Campuchia và một văn phòng đại diện tại Nga. Còn VietinBank hiện có 2 chi nhánh tại Đức, 1 ngân hàng con tại Lào và 1 văn phòng đại diện tại Myanmar.


Theo Báo Thanh Niên

Các tin khác


Trang bị kiến thức phát triển nhóm sản phẩm OCOP đồ uống, vải và may mặc cho doanh nghiệp, HTX

(HBĐT) - Sở Công Thương vừa tổ chức Hội nghị tập huấn về phát triển nhóm sản phẩm OCOP đồ uống, vải và may mặc cho các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Huyện Kim Bôi huy động trên 200 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT)-Theo UBND huyện Kim Bôi, tổng vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng NTM 6 tháng đầu năm nay là 201.418 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước 101.423 triệu đồng, chiếm 69,3%; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 35.318 triệu đồng, chiếm 17,5%; vốn tín dụng 16.280 triệu đồng; doanh nghiệp đóng góp 1.300 triệu đồng; vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư 8.882 triệu đồng.

Huyện Cao Phong huy động trên 416 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Theo UBND huyện Cao Phong, trong 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện đã huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng NTM đạt 416.640 triệu đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp 2.112 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển 11.870 triệu đồng; ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, xã, vốn lồng ghép các chương trình, dự án, vốn tín dụng, đầu tư của doanh nghiệp, đóng góp của người dân 402.658 triệu đồng. Hiện, trên địa bàn huyện không có công trình nợ đọng xây dựng cơ bản.

Cao tốc Bắc - Nam: Kiểm soát hồ sơ, loại nhà đầu tư yếu

Dù là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, chỉ cần đảm bảo đầy đủ yêu cầu xét duyệt về năng lực, kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể thắng thầu.

Mù mờ tiêu chí hàng Việt

Hàng nhập về đóng gói, sơ chế hoặc làm các công đoạn cuối, thậm chí hàng đặt “nguyên con” ở nước ngoài, về gắn mác hàng Việt, có được coi là hàng Việt không?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Hướng đến xuất khẩu giống nông nghiệp

Từ năm 2010 đến nay, đã có 685 giống cây trồng, 252 giống cây lâm nghiệp, 26 dòng/tổ hợp lai vật nuôi và 13 giống thủy sản được công nhận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục