Dù là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, chỉ cần đảm bảo đầy đủ yêu cầu xét duyệt về năng lực, kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể thắng thầu.


Nếu đấu thầu quốc tế thành công, dự kiến quý 2/2020 sẽ khởi công các dự án cao tốc Bắc - Nam thành phần PPP
.
"Siết” từ đầu vào

Nhiều lo ngại cho rằng do doanh nghiệp trong nước gặp khó về vốn, doanh nghiệp quốc tế không thực sự mặn mà vì chưa có cơ chế bảo lãnh, nên cao tốc Bắc - Nam có thể rơi vào tay công ty Trung Quốc - vốn đang có vấn đề về tiến độ, chất lượng.

GS-TS Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp Trường ĐH GTVT Hà Nội, cho rằng khi đã tổ chức đấu thầu quốc tế, thì phải công khai, minh bạch, bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử với bất cứ nhà thầu nào. Dù là doanh nghiệp (DN) trong nước hay nước ngoài, chỉ cần đảm bảo đầy đủ yêu cầu xét duyệt về năng lực, kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể thắng thầu. Để tránh tình trạng "dính vết” khi hợp tác với các nhà thầu Trung Quốc như đã xảy ra tại nhiều dự án trước đây, ông Sùa nhận định quan trọng nhất là sự công tâm, tỉnh táo và năng lực xét tuyển của ban chấm thầu.

Ngoài chuyên môn lý luận, xét duyệt hồ sơ dự thầu, ban chấm thầu cần có cả kinh nghiệm thực tiễn, phân tích bằng cảm quan để phát hiện ra các điểm yếu của từng nhà thầu. "Chấm thầu là do con người nên quan trọng nhất vẫn là kiểm soát con người, siết từ đầu vào để có được nhà thầu chất lượng tốt nhất”, ông Sùa lưu ý. Đội ngũ này ngoài trách nhiệm cần phải được tập huấn kỹ lưỡng để có đủ kinh nghiệm, kỹ năng trước khi dự án được triển khai.

Đồng tình, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, lưu ý dù là đấu thầu quốc tế hay đấu thầu trong nước, cần đặt ra 4 tiêu chí, điều kiện cụ thể: thứ nhất, phải dùng công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải áp vào thực tế tại VN, đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, giao thông, thói quen của người Việt. Thứ hai, đảm bảo giá cả tiết kiệm, tránh lặp lại trường hợp VN làm metro đắt gấp rưỡi thế giới, trong khi về mọi thứ từ giá cả vật liệu, nhân công… tại VN đều rẻ hơn rất nhiều. Thứ ba, tiến độ công trình phải được nêu rõ trong hợp đồng, đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Cuối cùng, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động và tất cả những phát sinh về chất lượng, tài chính.

Bộ hợp đồng phải chặt như bộ luật

Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Hợp tác công tư (PPP - Bộ GTVT), tất cả những gì dư luận quan ngại như việc đấu thầu quốc tế có nguy cơ các gói thầu sẽ rơi vào tay các nhà đầu tư không có năng lực, chây ì, Bộ GTVT đều xem xét rất cẩn trọng. Đây là lý do Bộ GTVT đã mời tư vấn giao dịch quốc tế dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) để tư vấn pháp lý xây dựng hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, dự thảo hợp đồng và hỗ trợ trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

Trên thực tế, các điều khoản cao về năng lực tài chính và kinh nghiệm đặt ra trong dự án cao tốc Bắc - Nam có thể làm khó nhiều DN trong nước. Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ PPP cho rằng đây cũng là hai mặt của vấn đề, các DN trong nước muốn hạ thấp "đầu bài” xuống để cơ hội cho các DN trong nước tham gia lớn hơn, nhưng điều này rất khó vì đấu thầu quốc tế phải tuân thủ các điều kiện thực thi pháp luật quy định. Mặt khác, nếu hạ các tiêu chí xuống thấp sẽ khiến nhà đầu tư năng lực kém cả trong nước và quốc tế "lọt” vào.

"Nếu đứng riêng lẻ từng nhà đầu tư thì rất khó, nhưng nhà đầu tư trong nước hoàn toàn có thể liên danh với nhau, quy định cho phép từ 3 - 5 nhà đầu tư liên danh, vì điểm tài chính và kinh nghiệm đều tính gộp”, ông Huy nói và cho rằng dư luận vẫn đang nhầm lẫn giữa khái niệm "nhà thầu” và "nhà đầu tư”, phần lớn các dự án chậm tiến độ hiện nay đa phần do nhà thầu nước ngoài. Chưa có nhiều DN nước ngoài tham gia với tư cách "nhà đầu tư” tại VN.

"Dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ đấu thầu chọn nhà đầu tư, các nhà đầu tư này sẽ phải quản trực tiếp dòng tiền, nói cách khác chúng ta sẽ thu hút được dòng tiền, đưa vào đầu tư hạ tầng”, ông Huy cho biết.

Đi kèm với đó, các điều khoản hợp đồng cũng sẽ được tính toán chặt chẽ. Đại diện Bộ GTVT cũng thông tin hai tư vấn nước ngoài là Deloitte và Ernst & Young đang làm việc kỹ lưỡng để xây dựng bộ hồ sơ "chặt chẽ như bộ luật”, với rất nhiều phụ lục, điều khoản chặt chẽ. Đặc biệt, có những chế tài nghiêm như chậm bao nhiêu tháng sẽ phạt tiền, thậm chí "đuổi” nhà đầu tư chây ì ra khỏi dự án.

"Không chỉ phải xây dựng các điều khoản hợp đồng chặt chẽ với nhà đầu tư, phía cơ quan nhà nước cũng phải xác định được các rủi ro và xây dựng cơ chế phân bổ rủi ro hợp lý cho các bên theo đúng quy định của pháp luật VN và quy định quốc tế”, ông Huy cho hay.


Theo Báo Thanh Niên


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục