(HBĐT) - Thực hiện chủ trương xoá bỏ tệ nạn ma tuý, thúc đẩy phát triển bền vững tại địa phương, cây chè Shan tuyết đang là hướng đi đúng, bước đầu mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Pà Cò (Mai Châu).


Trong những ngày cuối tháng 5, một sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững về lĩnh vực sản xuất của đồng bào dân tộc Mông (Mai Châu), đó là việc Ban Dân tộc tỉnh cùng doanh nghiệp chè chính thức chức nghiệm thu phần thiết bị và đưa vào sử dụng xưởng chế biến chè Shan tuyết tại xã Pà Cò.

Có mặt trong ngày nghiệm thu thiết bị và đưa vào sử dụng xưởng chế biến chè Shan tuyết tại xã Pà Cò, đồng chí Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò phấn khởi cho hay: Từ khi bỏ trồng cây thuốc phiện đến nay, người dân trong xã mới cảm nhận rõ về hướng đi tốt nhất trong phát triển kinh tế. Với người dân nơi đây, xưởng chế biến chè do Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư đã tạo cơ hội lớn cho phát triển kinh tế tại địa phương.


Xưởng chế biến chè do Nhà nước đầu tư 3 tỷ đồng đi vào hoạt động góp phần thu mua kịp thời sản phẩm chè Shan tuyết cho người dân xã Pà Cò (Mai Châu).

Được biết, xưởng chế biến chè Shan tuyết tại xã Pà Cò có tổng dự toán đầu tư 4,5 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng 335 m2 nhà xưởng khoảng 3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, diện tích đất và 1,5 tỷ đồng đầu tư thiết bị là vốn của Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền. Nhà xưởng có công suất thiết kế chế biến khoảng 5 tấn búp tươi/ngày, so với thực tế nguồn cung hiện nay mới đạt khoảng 1/3 sản lượng.

Có xưởng chế biến chè được đầu tư, người dân xã Pà Cò không còn phải đem đi xa để bán như trước. Trước đây, chi phí công vận chuyển đến nơi bán từ 1.500 - 2.000 đồng/kg Ngoài ra, việc đưa chè đi xa bán phải đảm bảo số lượng lớn, còn bán tại địa phương hiện nay bao nhiêu cũng vẫn được thu mua. Trong khi đó, giá bán chè Shan tuyết tại xã Pà Cò hiện bằng với giá bán ở huyện Mộc Châu (Sơn La), từ 6.000 – 7.000 đồng/kg.

Toàn xã Pà Cò hiện có gần 1.000 ha đất nông nghiệp, riêng cây chè Shan tuyết 115 ha, trong đó có 85 ha đang cho thu hoạch với sản lượng đạt 160 tấn/năm. Điều đáng nói, toàn xã hiện có khoảng 760 ha đất trồng ngô, nhưng so với cây chè thu nhập chỉ bằng khoảng 1/3. Do vậy, tiềm năng để phát triển cây chè Shan tuyết trên địa bàn là rất lớn.

Đại diện Công ty TNHH Phương Huyền cho biết: Công ty đã triển khai trồng và mua chè Shan tuyết tại xã Pà Cò từ nhiều năm. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ, hỗ trợ lớn về kinh phí của tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng và xưởng chế biến, đến nay, Công ty mới có điều kiện mở rộng thu mua, sản xuất, từng bước đưa cây chè Shan tuyết trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo quy hoạch, sản lượng chè của xã Pà Cò đến năm 2020 ước đạt 300 tấn búp tươi/năm. Sau khi đưa vào vận hành xưởng chế biến chè tại xã Pà Cò, đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích từ hàng trăm ha đất trồng ngô chuyển sang trồng chè không chỉ tại địa bàn xã Pà Cò, mà còn có điều kiện mở rộng diện tích trồng chè sang xã Hang Kia.

Nhận định về phát triển cây chè tại huyện Mai Châu, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: Phát triển cây chè gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đang là chủ trương của tỉnh ta đối với đồng bào người Mông tại địa bàn huyện Mai Châu những năm tới đây. Với khoảng 1.500 gốc chè cổ thụ cộng với từng bước mở rộng diện tích, cây chè "đặc sản” Shan tuyết sẽ là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH 2 xã Hang Kia, Pà Cò trong thời gian không xa, từng bước đẩy lùi tình trạng phá rừng, vận chuyển ma tuý, đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào người Mông nơi đây.


Hồng Trung


Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục