(HBĐT) - Ngày 18/6, với sự tài trợ của Tổ chức Bánh mì cho Thế giới, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo Tổng kết dự án "Hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (dự án SERD)” giai đoạn 2016 - 2019. Hội thảo có sự tham gia của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp xã hội (DNXH), cộng đồng cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại tỉnh ta và tỉnh Lào Cai.
Được thành lập từ năm 2008, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ
cộng đồng (CSIP) là tổ chức phi lợi nhuận tiên phong trong việc thúc
đẩy và xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ DNXH và các sáng kiến xã hội
tại Việt Nam. Giai đoạn từ tháng 1/2016 – 6/2019, áp dụng cách tiếp cận và
thiết kế chương trình mang tính đổi mới, sáng tạo, dự án SERD đã mang đến sự
thay đổi và bước phát triển mới cho các DNXH cộng đồng, từ đó mang lại những
lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương các vùng thuộc dự án của tỉnh ta và
tỉnh Lào Cai.

Toàn cảnh hội thảo.

Đại biểu dự hội
thảo thăm các sản phẩm nông nghiệp của các DNXH tại vùng dự án tại tỉnh ta.
Kết quả đã có 60 DNXH cộng đồng nhận được những hỗ
trợ từ dự án, mang lại lợi ích trực tiếp đến 1.168 người và gián tiếp
nâng cao chất lượng cuộc sống của 13.707 người. Trong đó, tại tỉnh
ta, dự án được triển khai tại những khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao
nhất tại 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ. Có 11 DNXH thuộc mảng nông
nghiệp, dịch vụ được lựa chọn thực hiện dự án. Theo đó, các DNXH được cung cấp
dịch vụ tư vấn hỗ trợ chuyên sâu từ các chuyên gia về phát triển tổ chức, kế
hoạch SX-KD, quản lý tài chính, kết nối thị trường. Được thăm quan, học
tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các DNXH của tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, các nhóm
DNXH được hỗ trợ vốn, hạt giống với tổng số tiền 360 triệu đồng.
Tại buổi hội thảo, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai
đã trình bày và chia sẻ kinh nghiệm trong việc phối hợp, triển khai các hoạt
động của dự án tại địa phương mình, đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch
phát triển DNXH cộng đồng tại 2 tỉnh trong thời gian tới.
Thu Hằng
(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…
(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.