(HBĐT) - "Kim Bôi là huyện đặc thù nên việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) còn hạn chế. Đây là huyện duy nhất trong tỉnh chưa có khu công nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, định hướng sát thực của cấp ủy, chính quyền huyện và sự năng động, nhạy bén của một bộ phận nhân dân, vài năm trở lại đây, sản xuất CN - TTCN trên địa bàn có sự khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã hình thành với ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, nhất là lúc nông nhàn và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện”. Đó là chia sẻ của đồng chí Đinh Hồng Thủy, Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kim Bôi.


Công ty TNHH MTV Hùng Như, xóm Rạnh, xã Đông Bắc (Kim Bôi) may túi xuất cho các siêu thị, góp phần giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 38 doanh nghiệp, 23 hợp tác xã; hơn 1.131 hộ cá thể tham gia sản xuất, kinh doanh CN - TTCN, trong đó có 75 hộ sản xuất, chế biến, 1.065 hộ kinh doanh các loại. Những năm qua, huyện lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng và cơ sở chú trọng tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người dân tích cực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa bàn để phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất bám sát diễn biến nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và tìm nguồn hàng mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện nỗ lực tham mưu, đề xuất các cấp, ngành có thẩm quyền sớm đưa quy hoạch cụm công nghiệp huyện Kim Bôi vào triển khai để tăng thế mạnh của thị trường nội huyện.

Đồng chí Đinh Hồng Thủy cho biết thêm: Ngoài yếu tố là huyện đặc thù thì cái khó trong phát triển CN-TTCN của huyện là nguồn vốn đầu tư cho công tác khuyến công còn hạn chế, đa số do cá nhân tự đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, hàng năm cũng có một phần nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, nguồn vốn khuyến nông, khuyến lâm hỗ trợ phần nào cho bà con, nhất là việc mở lớp tập huấn nâng cao tay nghề. Hiện, một số xã trong huyện phát triển mạnh nghề khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, làm mây, tre đan, chổi chít, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho nông dân, tránh được tình trạng đi làm ăn xa, vướng vào các tai, tệ nạn xã hội và tăng giá trị sản xuất CN -TTCN.

Năm 2018, giá trị sản xuất CN- TTCN của huyện đạt 375 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), đạt 117,2% so với kế hoạch. Năm 2019, huyện đề ra chỉ tiêu, kế hoạch giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 347 tỷ đồng theo giá cố định, 441 tỷ đồng theo đơn giá hiện hành; kết quả trong quý I đạt trên 85,45 tỷ đồng theo giá cố định, đạt gần 109,5 tỷ đồng theo giá hiện hành. Một số sản phẩm chủ yếu gồm đá các loại khai thác khoảng 28.000 m3; gạch xây dựng các loại 5,5 triệu viên; hoa sen sắt, sơn gò hàn 11.000 m2; sơ chế nông sản 9.500 tấn; chổi chít 137,5 nghìn sản phẩm; quần, áo các loại 160.000 sản phẩm; nước giải khát 3.750.000 m3…

 Đặc biệt, trên địa bàn huyện có xã Đông Bắc phát triển được 4 cơ sở sản xuất mây, tre đan, may túi xuất đến các siêu thị, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nhất là chị em tranh thủ được thời gian nhàn rỗi để làm ở nhà. Theo tính toán, từ việc làm này cho thu nhập bình quân 100.000 đồng/người/ngày, nhiều chị em làm nhanh, chất lượng có thu nhập 200.000 - 300.000 đồng/ người/ngày. Từ việc kết hợp giữa làm nông nghiệp với sản xuất CN - TTCN đã hạn chế đáng kể tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cũng như người lao động phải đi làm ăn xa.
 
                                                                                         Bình Giang

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục