(HBĐT) - Theo kết quả công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2018, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh đạt 61,73 điểm (tăng 4,93 điểm so với năm 2016 và tăng 2,31 điểm so với năm 2017). Năm 2018, tỉnh ta đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2017, nằm trong nhóm trung bình của cả nước.

 


Công ty CP Dệt kim Hòa Bình (Khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm cho 400 lao động.

 

Theo đánh giá của VCCI, khoảng cách về điểm số PCI giữa các tỉnh ngày càng được thu hẹp, do có sự nỗ lực cải thiện nhanh chóng của những tỉnh đứng cuối. Những tỉnh đứng cuối đang có lợi thế của "người đi sau” khi có thể tham khảo và áp dụng những cách làm hay, thực tiễn tốt sẵn có từ những tỉnh nhóm trên để cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương mình. Năm 2018, có 12.258 doanh nghiệp tham gia đánh giá điều tra của VCCI về chỉ số PCI cấp tỉnh, trong đó, doanh nghiệp FDI 1.577 phiếu, doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2017 và năm 2018 là 2.000 phiếu, các doanh nghiệp dân doanh 8.681 phiếu. Riêng đối với tỉnh Hòa Bình có 500 doanh nghiệp nằm trong diện chọn mẫu điều tra, số doanh nghiệp trả lời điều tra là 157, tỷ lệ phản hồi tương ứng là 31,4%, trong đó có 32 doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2017 và 2018.

Thông qua đánh giá các chỉ số thành phần cho thấy: Chỉ số PCI của tỉnh năm 2018 đã tăng cả về số điểm (tăng 2,31 điểm) và thứ hạng (tăng 4 bậc) so với năm 2017. Trong đó có 7 chỉ số tăng điểm gồm: Tiếp cận đất đai (tăng 0,19 điểm); chi phí thời gian (tăng 1,02 điểm); chi phí không chính thức (tăng 1,21 điểm); cạnh tranh bình đẳng (tăng 1,3 điểm); tính năng động của chính quyền tỉnh (tăng 0,18 điểm); dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 0,46 điểm); thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (tăng 0,6 điểm). Đặc biệt, có 6 chỉ số tăng thứ hạng (cá biệt có chỉ số tăng tới 22 bậc), đó là: Tiếp cận đất đai (tăng 4 bậc), chi phí thời gian (tăng 9 bậc), chi phí không chính thức (tăng 10 bậc), cạnh tranh bình đẳng (tăng 22 bậc), dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 18 bậc), thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (tăng 12 bậc).

Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh nhận định chính quyền cấp tỉnh linh hoạt, sáng tạo trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân là 71%; UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh, nhận định này được 54% doanh nghiệp đánh giá. 65% doanh nghiệp cho biết các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp (trung vị cả nước là 68%); 81% doanh nghiệp hài lòng với phản hồi và cách giải quyết của cơ quan chính quyền đối với những vướng mắc, khó khăn mà họ đã phản ánh, cao hơn trung vị cả nước (trung vị cả nước là 77%).

Kết quả trên phản ánh những cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh trong những năm qua. Năm 2018, chính quyền tỉnh có nhiều giải pháp cụ thể cải thiện chất lượng chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong triển khai các thủ tục hành chính và hoạt động đầu tư tại tỉnh. Cụ thể: Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. UBND tỉnh đã triển khai nghiêm túc kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phân công trực tiếp cho các cơ quan theo dõi, cải thiện từng chỉ số thành phần của PCI. Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại, gặp gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của tỉnh cũng được chú trọng. Đặc biệt, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư cuối năm 2018, tỉnh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư 9 dự án, ký bản ghi nhớ đầu tư với 15 nhà đầu tư, vốn đăng ký trên 94.000 tỷ đồng. Khoảng cách từ chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư của T.Ư và tỉnh đến việc làm của cán bộ, công chức liên quan hoạt động của doanh nghiệp và người dân, nhất là các lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, đầu tư xây dựng… đang được rút ngắn theo hướng chính quyền đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thay vì quản lý. Tỉnh cũng đã có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với nhiều giải pháp cụ thể khác đã tạo niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương.

 

 Lê Chung


Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục