Với kỳ vọng tạo thêm không gian du lịch cho du khách, nhất là mua sắm các mặt hàng đặc sản như hành, tỏi và thưởng thức những món ăn đặc trưng của đất đảo, cuối tháng 7-2018, chính quyền huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chính thức đưa khu chợ đêm Lý Sơn vào hoạt động. Tuy nhiên, tồn tại được hơn hai tháng thì chợ đêm Lý Sơn bị "chết yểu” vì vắng khách.


 Chợ đêm Lý Sơn chỉ tồn tại được hơn hai tháng thì bị "chết yểu”. Ảnh: HIỂN CỪ

Ông Võ Xuân Sang, một người dân Lý Sơn, cho biết: "Ban đầu, chợ đêm Lý Sơn cũng có khách đến ăn uống, mua sắm nhưng được vài ba bữa thì vắng teo, chả mua bán gì được nữa. Việc hình thành khu chợ đêm bên cánh đồng trồng hành, tỏi không hợp lý, bởi để sản xuất mùa màng, nhà nông phải phun thuốc trừ sâu bay mùi rất khó chịu. Hơn nữa, chợ lại gần khu nghĩa địa trông mất mỹ quan”.

Theo quan sát của chúng tôi, sau nhiều tháng bị bỏ hoang, giờ đây chợ đêm Lý Sơn rơi vào tình trạng hoang tàn. Hàng loạt quầy hàng ăn uống và bán đồ lưu niệm, hàng nông sản do tiểu thương trên đảo tự đầu tư với số tiền hàng tỷ đồng đã bị hư hỏng nặng. Biển hiệu ngả nghiêng, những miếng tôn để làm quầy hàng bị gió lớn cuốn rách nát, nằm chỏng chơ trên kệ quầy.

Nói về việc chợ đêm Lý Sơn bị "chết yểu”, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Nguyễn Quốc Việt thừa nhận: "Sau một thời gian đưa chợ đêm Lý Sơn vào hoạt động, huyện nhận thấy địa điểm này không phù hợp dẫn đến vắng khách. Vì thế, quan điểm của huyện là dừng hoạt động chợ đêm này và sẽ nghiên cứu địa điểm khác”.

Chợ đêm Lý Sơn mặc dù được chính quyền địa phương quy hoạch địa điểm nằm trên tuyến đường gần trung tâm huyện và có sự đầu tư bài bản, với hơn 30 quầy hàng cùng hệ thống điện chiếu sáng, nhà vệ sinh, nhưng hoạt động không hiệu quả phải tạm đóng cửa. Trong khi đó chợ đêm tự phát nằm ở khu vực ngã ba gần cầu cảng Lý Sơn thì lại nhộn nhịp, đông đúc du khách. Điều này cho thấy, việc quy hoạch chợ đêm ở vị trí không phù hợp là bài học mà chính quyền huyện đảo Lý Sơn cần phải rút kinh nghiệm trước khi tìm kiếm một vị trí khác thay thế, tránh gây lãng phí cho Nhà nước và người dân.

TheoNhanDan

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục