(HBĐT) - Đề án cứng hóa đường giao thông (GTNT) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 28/8/2017. Theo kế hoạch đề ra, toàn tỉnh sẽ có khoảng 1.500 km đường GTNT được cứng hóa với tổng mức đầu tư 1.549,784 tỷ đồng. Trong khi nhu cầu cứng hóa đường GTNT trên địa bàn là rất cao, việc triển khai một đề án có khối lượng đầu tư lớn như vậy đã tạo ra nhiều kỳ vọng, nhất là đối với các địa bàn nhiều năm nay vẫn còn loay hoay chưa giải được bài toán đầu tư nâng cấp đường GTNT.


Từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Kim Bình (Kim Bôi) được cứng hóa đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

Kim Bôi là một trong những huyện có nhu cầu cứng hóa đường GTNT cao nhất tỉnh hiện nay. Theo thống kê của UBND huyện: Tổng số km đường bộ hiện có do UBND cấp huyện, xã quản lý là 1.285 km. Trong đó, mới có khoảng 101 km được bê tông nhựa, khoảng 479 km được bê tông xi măng, số đường đất có hiện trạng chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương vẫn còn khoảng 406 km. Qua rà soát trước mùa mưa bão năm nay, 44 tuyến đường trên địa bàn huyện có mặt đường không êm thuận, không đảm bảo tầm nhìn, không đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện và an toàn trong 4 mùa, đồng nghĩa với việc nhu cầu đầu tư nâng cấp các tuyến đường này là rất cao và cấp bách.

Đồng chí Đới Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi trao đổi: Ngược lại với nhu cầu đầu tư lớn, huyện lại khó khăn trong vấn đề huy động nguồn lực nên kết quả cứng hóa đường GTNT còn rất hạn chế. Ví dụ, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện mới có khoảng 2,4 km đường bộ được mở mới; 5,27 km được bê tông hóa, nhựa hóa và khoảng 1,2 km được cứng hóa bằng các vật liệu khác như cấp phối, sỏi suối… Riêng về tình hình thực hiện Đề án cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn huyện. Theo kế hoạch năm nay, huyện được duyệt đầu tư cứng hóa 7 km/16 tuyến đường GTNT. Hiện tại, kinh phí được tỉnh phân bổ là 765 triệu đồng, ngân sách huyện cần đối ứng khoảng 1.973 triệu đồng. UBND huyện đang cân đối nguồn kinh phí để phân bổ đối ứng nên Đề án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Khó khăn trong cân đối nguồn ngân sách địa phương cũng là tình trạng chung của các huyện, thành phố khi triển khai Đề án cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2017 – 2020. Được biết, từ khi Đề án được phê duyệt đến nay đã gần 2 năm, các địa phương đều khó khăn trong việc bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương. Trong khi đó, theo dự kiến, trong tổng mức đầu tư 1.549,784 tỷ đồng để thực hiện Đề án, nguồn ngân sách T.Ư hỗ trợ (Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) được xác định là 344.277 triệu đồng; khoảng 701.613 triệu đồng sẽ huy động từ các nguồn lực khác như Chương trình 135, Dự án Giảm nghèo, Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc, doanh nghiệp và người dân… Trong số 503.894 triệu đồng huy động từ ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện Đề án, ngân sách tỉnh dự kiến hỗ trợ khoảng 302.336 triệu đồng, ngân sách huyện, thành phố dự kiến hỗ trợ khoảng 201.558 triệu đồng.

Thực tế trong năm đầu triển khai Đề án, mặc dù không bố trí được nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, nhưng bằng các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã có khoảng 257 km đường GTNT được cứng hóa bằng bê tông, xi măng và đá dăm láng nhựa với tổng kinh phí là 456.659 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hỗ trợ thực hiện 42,64 km; Dự án Giảm nghèo hỗ trợ thực hiện 25,84 km, Chương trình 135 hỗ trợ thực hiện 36,57 km; Dự án đa mục tiêu huyện Đà Bắc hỗ trợ thực hiện 82,49 km; nguồn vốn khác hỗ trợ 69,48 km. Khởi sắc hơn, bước sang năm 2018, ngân sách địa phương đã hỗ trợ Đề án được 41.787 triệu đồng, từ đó thực hiện cứng hóa khoảng 80 km đường GTNT. Tính chung các khối lượng thực hiện trong năm 2018, toàn tỉnh đã cứng hóa được 179,41 km đường GTNT với tổng kinh phí 284.635 triệu đồng.

Như vậy, trong 2 năm đầu thực hiện Đề án (2017 – 2018), tổng số km đường GTNT được cứng hóa là 436,42 km với tổng kinh phí 741.294 triệu đồng. Nhìn chung, cùng với số km đường được cứng hóa khá cao, nhiều tuyến đường được nhân dân hiến đất để mở rộng nền mặt đường đáp ứng quy mô kỹ thuật nên các tuyến đường đều có bề rộng nền, mặt đường đáp ứng được yêu cầu đề ra của Đề án.

Đồng chí Vũ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở GTVT xác nhận: Kết quả 2 năm qua là nền tảng thuận lợi để các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án năm 2019, hướng tới sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2020. Theo kế hoạch, Đề án được duyệt tổng khối lượng là 1.500 km đường bộ, bao gồm 210 km đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện; 350 km đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản; 580 km đường ngõ, xóm; 360 km đường trục chính nội đồng. Trong khi đó, theo kết quả rà soát mới đây của Sở GTVT, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 792 km/73 tuyến đường huyện, tỷ lệ bê tông hóa và nhựa hóa là 83,77%; khoảng 1.280 km đường xã và liên xã, tỷ lệ bê tông hóa và nhựa hóa đạt 65,47%; gần 2.589 km đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản với tổng tỷ lệ cứng hóa là 62,96%; trên 2.788 km đường ngõ xóm với tổng tỷ lệ cứng hóa là 52,24%; trên 2.260 km đường trục chính nội đồng với tổng tỷ lệ cứng hóa là 23,24%. Qua kiểm tra hiện trạng hệ thống này, Sở GTVT đánh giá nhu cầu đầu tư là rất cao, trong đó, nhu cầu cứng hóa đường GTNT chiếm một phần quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc triển khai hiệu quả Đề án cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2017 – 2020 tiếp tục được xác định là có ý nghĩa quan trọng. Sở GTVT đang đôn đốc các địa phương tích cực lồng ghép các nguồn lực, chú trọng thực hiện tốt Đề án trong 2 năm tiếp theo để tiến tới hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển GTNT, góp phần quan trọng phát triển toàn diện KT-XH địa phương.

Thu Trang

Các tin khác


Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý, sử dụng hóa đơn

(HBĐT) - Nhằm góp phần hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế (NNT), nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT, vừa qua, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 18/QĐ-TCT về quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục