(HBĐT) - Ngay sau khi khép lại vụ xuân 2019 với những thành quả khá toàn diện, các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu. Đến nay, tiến độ sản xuất đang được đẩy nhanh với quyết tâm ngay trong tháng 7 sẽ hoàn thành chỉ tiêu diện tích các loại cây trồng chính trong vụ.
Có được nguồn nước thuận lợi, nông dân xóm Trường Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) tập trung cấy nốt phần diện tích lúa vụ mùa trên địa bàn, đảm bảo khung thời vụ tốt.
Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Xứng đáng là "vựa lúa” lớn hàng đầu của tỉnh, vụ xuân vừa qua, Kim Bôi tiếp tục là địa phương có năng suất lúa bình quân cao nhất với 58,5 tạ/ha, vượt 2,6% kế hoạch. Huyện bước vào sản xuất vụ mùa, hè thu với tinh thần chủ động cao. Bám sát định hướng chỉ đạo chung của UBND huyện, các xã, thị trấn trên địa bàn đã khẩn trương làm đất ngay sau khi hoàn tất thu hoạch vụ xuân, đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các loại giống, vật tư để gieo cấy lúa mùa đúng khung thời vụ. Thống kê đến thời điểm này, toàn huyện đã hoàn tất khâu làm đất, một số địa bàn cấy lúa mùa trà sớm đã cấy xong trước ngày 25/6, còn lại chủ yếu là trà chính vụ với thời vụ cấy tập trung từ ngày 10 – 20/7, phấn đấu cấy xong trong tháng 7 với tổng diện tích lúa toàn huyện khoảng 3,1 nghìn ha.
Trong tháng 7 cũng là khung thời vụ phù hợp đã được ngành Nông nghiệp khuyến cáo chung đối với sản xuất lúa vụ mùa năm nay. Theo kế hoạch, vụ này, toàn tỉnh sẽ cấy khoảng 22,5 nghìn ha lúa, ước năng suất bình quân đạt 51 tạ/ha, sản lượng phấn đấu đạt 11,5 vạn tấn. Cụ thể, về cơ cấu các trà lúa, trà sớm được xác định khoảng 15 – 20% diện tích, khuyến cáo sử dụng các giống chủ lực như: Thiên ưu 8, Nhị ưu 838, MDD1, VS1, TH1, TH3-3, TH3-4, TBR225, TBR36, TBR45, Kim Cương 111… Trà chính vụ khoảng 80 – 85% diện tích, khuyến cáo sử dụng các giống chủ lực như: MĐ1, Thiên ưu 8, DDS1, TH3-3, TH3-4, Q5, Đại Dương 2, Phúc Thái 168… Gieo mạ từ ngày 10/6 – 5/7, tuổi mạ nền từ 10 – 12 ngày, mạ dược từ 12 – 15 ngày, phấn đấu cấy xong trong tháng 7, cấy tập trung từ ngày 10 – 20/7.
Xác định đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực từ diễn biến thời tiết phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên cây trồng khá cao, nên các địa phương đã chủ động lựa chọn cơ cấu giống cây trồng phù hợp, ưu tiên sử dụng các loại giống đạt tiêu chuẩn xác nhận nguyên chủng, ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, có tính ổn định cao để tập trung thâm canh đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra. Mặt khác, đề phòng các rủi ro thiên tai làm ảnh hưởng đến chất lượng gieo cấy, nhiều địa phương đã chủ động giống dự phòng để sẵn sàng gieo cấy lại bằng các giống cảm quang như Bao thai, PC6, P6ĐB, MĐ1… Tại những khu vực, cánh đồng thường xuất hiện bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, bà con nông dân được hướng dẫn thay thế bằng các giống lúa mới, có khả năng chống chịu loài sâu bệnh này khá cao như: MĐ1, Việt lai 24, Bác ưu 903 KBL, Nhị ưu 69…
Theo Sở NN&PTNT: Cùng với lúa, các loại cây màu vụ hè thu đang được đẩy nhanh tiến độ sản xuất để đảm bảo khung thời vụ tốt nhất. Dự kiến, toàn tỉnh sẽ gieo trồng khoảng 13,4 nghìn ha ngô; 1,7 nghìn ha khoai lang; 1,4 nghìn ha lạc; 4,3 nghìn ha rau, củ, quả các loại; trên 1 nghìn ha cây gia vị, dược liệu và cây hàng năm khác… Phấn đấu tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 45 nghìn ha.
Để hoàn thành kế hoạch này, ngay từ cuối tháng 5, Sở NN&PTNT đã đôn đốc UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, sớm xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng địa bàn để chủ động cung ứng đủ số lượng, đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng các loại giống, phân bón, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Bám sát thời vụ đã được Sở NN&PTNT khuyến cáo, từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6, các địa phương đã cơ bản hoàn thành gieo hạt các loại cây màu như lạc, đậu tương… Riêng đối với cây ngô, do thời vụ trồng tốt nhất được xác định từ ngày 5/6 – 15/7 nên hiện nay, nhiều nơi đang tập trung cho loại cây chủ lực này, phấn đấu từ nay đến chậm nhất đầu tháng 8 sẽ cơ bản hoàn thành chỉ tiêu về diện tích trồng ngô.
T.T
Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.
Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.
UBND tỉnh vừa có Công văn số 2065/UBND-NVK về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.
Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 10 tháng năm 2023, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 149,05 tỷ đồng, với trên 4,1 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 519,3 tỷ đồng, với gần 15 nghìn khách hàng còn dư nợ.
Xác định rõ giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp phù hợp. Nhờ đó xã đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo.