(HBĐT)-LTS: Sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), bức tranh nông thôn của tỉnh có nhiều khởi sắc, KT-XH phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Nhận thức của người dân về xây dựng NTM đã thay đổi so với trước kia. Người dân thực sự là chủ thể trong công cuộc xây dựng NTM tại địa phương. Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh.


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh  cùng các thành viên BCĐ thăm cơ sở sản xuất gỗ lũa xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn).                                  

P.V: Xin đồng chí chia sẻ về những kết quả nổi bật của tỉnh sau 10 năm xây dựng NTM?

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Trong 10 năm (2010-2020), khi có Chương trình MTQG về xây dựng NTM, thực hiện theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 7/6/2011 về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Trong 10 năm đã đạt được một số kết quả quan trọng. Về nhận thức đã xác định xây dựng NTM là sự phát triển tổng hợp gắn với nông nghiệp nông thôn và nông dân, tạo nên sự khởi sắc từ kinh tế đến xã hội. Hạ tầng nông thôn được đổi mới, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét, xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp. 

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc có trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp cùng cách làm sáng tạo, linh hoạt của nhiều địa phương, nhất là vai trò chủ thể của người dân được phát huy, đến hết năm 2018, tỉnh đã có 63 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Thành phố Hòa Bình là đơn vị hành chính cấp huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, về trước 2 năm so với kế hoạch. Dự kiến, đến hết năm 2019, huyện Lương Sơn đạt chuẩn NTM. Toàn tỉnh sẽ có 77 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, bằng 40% tổng số xã trên địa bàn tỉnh; đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Bình quân tiêu chí NTM đạt 15 tiêu chí/xã, tăng 10,6 tiêu chí/xã so với năm 2011. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn được đầu tư. Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hoá như vùng sản xuất cây ăn quả có múi Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy; rau hữu cơ Lương Sơn; mía tím Tân Lạc, Cao Phong; dê, gà Lạc Thủy; cá sông Đà… Nhờ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 32 triệu đồng/người/năm, tăng 23,7 triệu đồng/người so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 14,28%, giảm 17,23% so với năm 2011. So với các tỉnh vùng Tây Bắc thì tỉnh Hòa Bình đứng thứ nhất về chỉ tiêu số xã và đơn vị cấp huyện đạt tiêu chí NTM.

P.V: Để thực hiện chương trình theo điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh đã linh hoạt trong chỉ đạo, đổi mới cách làm như thế nào thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tỉnh đã có sự linh hoạt trong việc lãnh, chỉ đạo thực hiện chương trình. Theo tinh thần chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng NTM đã phân công các thành viên Ban chỉ đạo trên cơ sở phụ trách địa bàn và từng tiêu chí để chỉ đạo đều, đầy đủ, đồng bộ các khâu từ phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Củng cố xây dựng hệ thống chính trị. Đặc biệt nâng cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy ở cơ sở. Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án và huy động nội lực trong nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân với phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Tập trung phát triển sản xuất với các mô hình hiệu quả, mở rộng các mô hình kinh tế tập thể. Bởi mục tiêu chính của xây dựng NTM là nâng cao thu nhập cho người dân. Khi có thu nhập cao, các việc khác trong xây dựng NTM sẽ được đông đảo nhân dân hưởng ứng và làm theo. Như vậy, kết quả đạt được sẽ cao.

P.V: Xin đồng chí cho biết mục tiêu thực hiện xây dựng NTM của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo, giải pháp nào để triển khai hiệu quả?

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng: Xây dựng NTM đang trở thành phong trào rộng khắp, tập hợp sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. 
Mục tiêu trong thời gian tới, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có 84 xã đạt chuẩn NTM và huyện Lạc Thủy đạt chuẩn NTM. Các địa phương tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã hoàn thành, đảm bảo bền vững; gắn tái cơ cấu nông nghiệp với đẩy mạnh xây dựng NTM. Tập trung xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu. Đây là mục tiêu rất lớn, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu rất cao của các cấp ủy, chính quyền.

Giải pháp để đạt được mục tiêu này là: Trước hết, tỉnh sẽ vẫn kiên định với cách làm như trong giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyên truyền, vận động, tiếp tục phát động và thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua: "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM”; "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh”; "Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp” và các cuộc vận động: "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu và gắn với việc tổ chức thi đua, khen thưởng ở tất cả các địa phương. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hoà Bình; đồng thời lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án để triển khai các dự án chuỗi giá trị phát huy hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân các địa phương. 

Với sự chỉ đạo và những cách làm linh hoạt như vậy. Cùng với khí thế như hiện nay, tin tưởng rằng tỉnh ta sẽ hoàn thành được mục tiêu đã đề ra.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!


                                            Đinh Thắng(thực hiện)

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục