(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài 70 km, 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố giáp hồ. Hồ Hòa Bình được ví như vịnh Hạ Long trên núi với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Bên cạnh đó, hồ còn có môi trường trong sạch, nguồn thủy sinh phong phú thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng với nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Nhằm khai thác tiềm năng để phát triển du lịch lòng hồ, các địa phương thuộc khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình tập trung đầu tư phát triển nuôi cá lồng, với mong muốn các loài cá quý sẽ trở thành sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, nhất là khách nước ngoài.


Nghề nuôi cá lồng phát triển tại xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) góp phần thu hút khách du lịch. 

Anh Đinh Văn Sánh, chủ homestay Sánh Thuấn, xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) chia sẻ: Giờ đây, người dân xóm Ké đều biết làm du lịch cộng đồng. Để thu hút khách đến với địa phương, nhiều hộ lựa chọn nuôi cá lồng làm đặc sản phục vụ khách du lịch. Mỗi khi du khách thưởng thức ẩm thực là họ lại yêu cầu thưởng thức cá lòng hồ. Cá lòng hồ thơm ngon, mang hương vị riêng rất cuốn hút khách du lịch. Ngoài ra, du khách còn hứng thú đi thăm quan các lồng cá để trải nghiệm công việc hàng ngày của người nông dân vùng sông nước. 

Với điều kiện tự nhiên của khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá lồng. Trong những năm qua, thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu luôn quan tâm đầu tư, triển khai các dự án nuôi cá lồng. Một số xã nằm trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng như: Thung Nai (Cao Phong), Ngòi Hoa (Tân Lạc), Hiền Lương, Tiền Phong, Vầy Nưa (Đà Bắc), Phúc Sạn, Ba Khan (Mai Châu)… Các địa phương tập trung nuôi những loài cá có giá trị kinh tế cao như: lăng đen, lăng vàng, trắm, trắm đen… Sự phát triển của mô hình nuôi cá lồng không chỉ tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương mà còn tạo sức hút để du lịch phát triển. Cá lồng trở thành sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn, khám phá của du khách  làm phong phú thêm loại hình du lịch cộng đồng. Trong hành trình chinh phục lòng hồ, du khách có cơ hội thăm quan lồng cá và cùng người dân chăm sóc cá. Khách du lịch cùng nông dân cắt cỏ cho cá ăn, tự tay vớt những con cá tươi ngon từ lồng lên chế biến những món ăn đặc sản, đó là trải nghiệm thú vị để lại nhiều ấn tượng cho du khách.

Đồng chí Bùi Thị Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Thung Nai (Cao Phong) cho biết: Hiện nay, phát triển du lịch tại xã Thung Nai được quan tâm đầu tư. Vào mùa lễ hội, cảng Thung Nai đón hàng trăm nghìn lượt khách tới chiêm bái đền Bờ và thăm quan, khám phá vẻ đẹp hồ Hòa Bình, đảo Dừa… Phát huy những lợi thế đó, cấp ủy, chính quyền xã đã tận dụng lợi thế tiếp giáp với lòng hồ để nuôi cá lồng với mục tiêu xây dựng thương hiệu cá sạch Thung Nai thành sản phẩm du lịch. Hiện tại, 3 xóm: Mới, Nai, Tiện phát triển nghề nuôi cá lồng. Toàn xã có 71 hộ nuôi cá lồng với 203 lồng cá. Những con cá tươi ngon được khách du lịch chọn làm quà sau khi kết thúc chuyến du lịch khám phá hồ Hòa Bình. 

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ trở thành điểm thăm quan, dừng chân cho khách du lịch. Cá sạch đảm bảo chất lượng là đặc sản làm quà cho du khách. Với những tiềm năng sẵn có, các nhà đầu tư tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ. Qua đó, mời gọi du khách đến với khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, góp phần tạo tiền đề phát triển bền vững cho ngành du lịch.


               Thu Thủy


Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục