(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh mới có 2 xã đạt tiêu chí về môi trường. Xuất phát điểm về tiêu chí môi trường tại các xã thấp do nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân về việc đảm bảo vệ sinh môi trường chưa cao; thậm chí ở nhiều xã, người dân thiếu ý thức đã vô hình chung "tiếp tay" cho ô nhiễm môi trường khi xả rác thải bừa bãi. Hệ thống thoát nước thải tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng đầu tư.




Hội viên chi hội phụ nữ xóm Khang Đình, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) dọn dẹp vệ sinh môi trường đoạn đường tự quản.

Theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016 - 2020, xã đạt tiêu chí số 17 môi trường và an toàn thực phẩm có 8 nội dung thành phần. Hàng năm, công tác tuyên truyền, vận động thực hiện tiêu chí môi trường đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở SX-KD trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt các quy định của Nhà nước. Đến nay, 11/11 huyện, thành phố đã có HTX, Công ty vệ sinh môi trường thực hiện việc thu gom rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, phong trào "nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu tại các xã, thôn, xóm được triển khai ngày càng tích cực, hiệu quả. Nhiều địa phương tổ chức xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường, các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường. 

Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã huy động trên 1.053 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường và xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó, nâng cấp, sửa chữa, xây mới 83 công trình bãi thu gom xử lý rác thải với kinh phí 812,17 tỷ đồng; nâng cấp, sửa chữa và xây mới 152 công trình cấp nước sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch của nhân dân với tổng kinh phí 223,07 tỷ đồng. Qua đánh giá, đến hết năm 2019, dự kiến có 98/191 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.

          Đồng chí Nguyễn Trần Anh, Phó Giám đốc Sở TN&MT đánh giá: Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ của các cấp, ngành và sự tham gia nhiệt tình, tích cực của người dân. Do đó, cần có sự thực hiện đồng bộ, có chế tài xử lý vi phạm để mọi người dân thực hiện nghiêm túc. Thời gian tới, các huyện, thành phố cần bố trí một phần kinh phí sự nghiệp môi trường để hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ các bãi trung chuyển của xã về bãi rác của huyện để xử lý, phối hợp với UBND các xã rà soát các cơ sở SX-KD và dịch vụ, các trang trại chăn nuôi phát sinh mới không có thủ tục về môi trường để kịp thời xử lý theo quy định.

Đ.T

Các tin khác


Ra mắt “Tổ sản xuất ươm giống và chế biến hạt dổi xã Chí Đạo”

(HBĐT) - Hội LHPN xã Chí Đạo (Lạc Sơn) vừa tổ chức ra mắt "Tổ sản xuất ươm giống và chế biến hạt dổi xã Chí Đạo” với 15 hộ hội viên là thành viên.

Thành lập Hội đồng và tổ giúp việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh giai đoạn 2019-2020

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 19/9/2019 về việc thành lập Hội đồng và tổ giúp việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2020. Theo đó, Hội đồng đánh giá gồm 10 người, tổ giúp việc gồm 19 người là lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành liên quan.


60 nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây sachi

(HBĐT) - Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây sachi cho 60 học viên là hội viên nông dân xã Bình Cảng (Lạc Sơn).

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thăm và làm việc tại Tây Ban Nha

Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Tây Ban Nha, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Xây dựng và duy trì các điểm bán hàng Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 25/3/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 29/KH-UBND về kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2016 - 2020. Qua đó, giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng khả năng sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc. Đồng thời, phát triển hệ thống phân phối, xây dựng mô hình các chuỗi liên kết, phân phối, tiêu dùng nhằm tạo lập và phát triển thị trường, tạo điều kiện đưa hàng hóa thiết yếu, hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng, nâng cao sức mua, bình ổn thị trường, cải thiện đời sống nhân dân.

Thúc đẩy ngành cơ khí Việt Nam phát triển

Phát biểu tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam tổ chức ngày 24-9 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng nhấn mạnh: Cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, là nền tảng và động lực cho sự phát triển công nghiệp của quốc gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục