Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã và đang khiến hàng nghìn người chăn nuôi tại Đồng Nai, nơi được xem là "thủ phủ” chăn nuôi lợn của cả nước bị thiệt hại nặng nề, lâm vào cảnh khốn đốn.


 

Người chăn nuôi lợn ở Đồng Nai khốn đốn vì dịch tả lợn châu Phi.

Hiện, việc tái đàn đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gần như không thể, cho nên ngành chức năng chỉ khuyến khích doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn sinh học tái đàn, để góp phần đáp ứng nguồn cung ứng thịt lợn trong thời gian tới.

Lao đao vì dịch bệnh

Hơn hai tháng nay, những dụng cụ chứa thức ăn, nước uống cho lợn được anh Hoàng Văn Phúc, ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất xếp chồng lên nhau để vào các góc dãy chuồng trại. Mạng nhện đã giăng kín trên các khung sắt tại dãy chuồng trại nuôi lợn của gia đình. Bởi lẽ, cách đây ba tháng, đàn lợn hơn 300 con của gia đình anh đã bị tiêu hủy do nhiễm bệnh DTLCP. Theo anh Phúc, đàn lợn đã nuôi hơn ba tháng, chuẩn bị xuất chuồng thì bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy, gần như toàn bộ vốn đầu tư, công chăm sóc trị giá gần một tỷ đồng bị mất trắng. "Trước đây, khi giá lợn giảm, có lần tôi ngưng nuôi, sau đó nuôi trở lại, còn dịch bệnh này chưa có vắc-xin phòng, thuốc trị đặc hiệu cho nên giờ cũng không biết khi nào có thể nuôi lại được”.

Tương tự, hơn 800 con lợn trong trang trại của chị Nguyễn Thị Liên, ấp 2, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất cũng phải tiêu hủy do bị nhiễm DTLCP, để lại khoản nợ hơn một tỷ đồng cho gia đình. Hiện, gia đình chị Liên chỉ còn biết trông chờ vào nguồn hỗ trợ từ Nhà nước để hy vọng vực dậy.

Tại tỉnh Đồng Nai có hàng nghìn hộ lâm vào cảnh khốn đốn, nợ nần vì DTLCP. Đến nay, sau hơn sáu tháng xuất hiện, dịch bệnh đã khiến Đồng Nai phải tiêu hủy hơn 420 nghìn con lợn của hơn 5.000 hộ chăn nuôi. Tổng đàn lợn của Đồng Nai hiện còn 1,5 triệu con, giảm gần 50% so với thời điểm trước dịch.

Để hỗ trợ thiệt hại do DTLCP cho người chăn nuôi, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định chi 800 tỷ đồng. Đến ngày 20-10, toàn tỉnh đã có 2.245 cơ sở chăn nuôi lợn bị thiệt hại được nhận kinh phí hỗ trợ với tổng số tiền hơn 320 tỷ đồng.

Tuy nhiên, quá trình chi trả hỗ trợ tiền cho người chăn nuôi vẫn diễn ra chậm, do đó, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu chính quyền các địa phương phải tích cực hơn trong triển khai thực hiện các thủ tục hoàn tất việc chi trả, bảo đảm tất cả các hộ chăn nuôi bị thiệt hại được nhận tiền càng sớm càng tốt, qua đó chia sẻ bớt khó khăn đối với người nuôi lợn trong thời điểm hiện nay.

Khó tái đàn

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai Huỳnh Thành Vinh cho biết, phần lớn lợn bị tiêu hủy do nhiễm DTLCP trên địa bàn là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Cụ thể, trước khi bệnh xuất hiện, chăn nuôi nhỏ lẻ ở Đồng Nai chiếm 30%, với khoảng 450 nghìn con, nhưng hiện nay đã giảm xuống còn 10%, với 150 nghìn con. Trong khi, ở các doanh nghiệp chăn nuôi, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn, nhờ thực hiện nghiêm ngặt các quy trình phòng, chống dịch bệnh, an toàn sinh học nên đã hạn chế thiệt hại. "Dự báo, thời gian tới, nhất là dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nguồn cung thịt lợn sẽ thiếu hụt, trong khi việc tái đàn, tăng đàn ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gần như không thể. Do đó, rất mong các doanh nghiệp chăn nuôi quan tâm đến các giải pháp tái đàn, góp phần ổn định lại ngành chăn nuôi”, ông Vinh cho biết.

Giám đốc Công ty cổ phần nông súc sản Đồng Nai Nguyễn Diên Tường chia sẻ, do ảnh hưởng của DTLCP, hiện doanh nghiệp chỉ duy trì 3.500 con lợn nái và chưa tăng đàn lợn thịt. Bởi lẽ, thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán chỉ còn hơn ba tháng, nếu tăng đàn cũng không kịp cung cấp lợn cho thị trường, vì thời gian từ khi lợn sinh ra đến lúc xuất bán ít nhất phải sáu tháng. Ngoài ra, nguồn cung cấp lợn giống hiện gặp khó khăn.

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam Trần Tiến cho biết: Hình thức nuôi gia công đang chiếm khoảng 50% trong cơ cấu chăn nuôi của doanh nghiệp. Việc tái đàn, tăng đàn ở hình thức nuôi này rất khó do nguy cơ tái xuất hiện dịch bệnh. Bởi, khi hợp tác với nông dân, nhiều hộ chưa thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh nên DTLCP vẫn xâm nhập. "Với trang trại nhiễm dịch thời gian dưới ba tháng, chúng tôi không khuyến khích người nuôi tái đàn. C.P đang cơ cấu lại hoạt động chăn nuôi, ưu tiên phát triển mô hình trang trại cách xa khu dân cư, kiểm soát dịch bệnh tốt”, ông Tiến cho biết.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh, việc tái đàn, tăng đàn là vấn đề cấp bách đối với ngành chăn nuôi lợn của Đồng Nai, để góp phần ổn định nguồn cung thịt lợn, giúp người nông dân duy trì cuộc sống nhưng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa thể thực hiện do người dân thiếu vốn và thực hiện không đầy đủ an toàn sinh học trong chăn nuôi. Hiện, tỉnh chỉ khuyến khích doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn tái đàn, tăng đàn.

Song, do lo sợ dịch bệnh nên các doanh nghiệp chăn nuôi ở Đồng Nai đang dè dặt. "Chính quyền và các sở, ngành tỉnh Đồng Nai sẽ hỗ trợ hết mức để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho những doanh nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi an toàn để tái đàn, tăng đàn. Qua đó, góp phần bảo đảm nguồn cung cấp thịt lợn cho thị trường và ổn định đời sống của người chăn nuôi, vốn đang rất khó khăn hiện nay”, ông Chánh nhấn mạnh.

TheoNhanDan

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục