(HBĐT) - 9 tháng năm 2019, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN) ổn định, nhiều doanh nghiệp (DN) dự định mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, tiếp tục đóng góp tích cực cho giá trị xuất khẩu, NSNN và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Công ty Transon - Hàn Quốc (KCN Lương Sơn) giải quyết việc làm cho 1.600 lao động địa phương, tích cực đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình (KCN Lương Sơn) sản xuất, gia công trang phục bảo hộ lao động, quần áo thông thường, dụng cụ bảo hộ lao động và mũ bảo hộ lao động. Nhà máy của công ty có quy mô sản xuất 1,3 - 1,5 triệu sản phẩm/năm, diện tích nhà xưởng khoảng 3 ha. Công ty Midori luôn hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm, duy trì mức thu nhập ổn định 5,5 triệu đồng/người/tháng, hiện giải quyết việc làm cho trên 1.200 lao động. Từ đầu năm đến nay, công ty đã thực hiện giá trị xuất khẩu đạt 8,12 triệu USD. Công ty cũng đã quyết định đầu tư mở rộng phân xưởng, dự kiến thu hút thêm 500 lao động.
Công ty TNHH Esquel Việt Nam vốn đầu tư 25 triệu USD, triển khai dự án sản xuất may mặc xuất khẩu tại KCN Lương Sơn với diện tích khoảng 7 ha, luôn có tăng trưởng về doanh thu, quy mô, năng lực sản xuất. Năm 2018, công ty thực hiện doanh thu và giá trị xuất khẩu đạt trên 80 triệu USD, tăng gần 35 triệu USD so với năm 2017. Trong 9 tháng năm nay, công ty thực hiện doanh thu và giá trị xuất khẩu đạt 50,36 triệu USD, giải quyết việc làm cho 4.725 lao động, dự kiến năm 2020 sẽ thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng 5.000 lao động. Hiện, thu nhập bình quân của người lao động trong công ty đạt từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Công ty Global là DN Hàn Quốc chuyên sản xuất cần gạt nước ô tô, được cấp phép năm 2018 với diện tích 4,35 ha đất tại KCN Lương Sơn đã khẩn trương xây dựng nhà xưởng để đầu năm 2020 chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, trên địa bàn có một số DN quyết định mở rộng quy mô SX-KD, nhiều DN KCN cũng có kết quả khả quan trong 9 tháng như: Công ty TNHH HNT ViNa, Alnime Việt Nam, Midori Apparel Việt Nam, Công ty TNHH Dệt kim Hòa Bình Koyuseni, Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R, Sankoh, Công ty GGS, Chi nhánh Công ty TNHH Minh Trung…
Bên cạnh đó cũng có một số DN đang hoạt động tại các KCN gặp khó khăn phải tạm ngừng sản xuất như: Công ty Fragramces - Ấn Độ; Công ty Techno ( KCN Lương Sơn). Nhưng nhìn chung, các DN KCN hoạt động ổn định và hiệu quả.
Tính đến nay, các KCN có 91 dự án đầu tư, trong đó có 23 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký 496,75 triệu USD và 86 dự án trong nước với số vốn đăng ký 7.173 tỷ đồng. Đã có 50 dự án đi vào hoạt động SX-KD. Đến hết tháng 9/2019, các DN thực hiện doanh thu 708 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 426,5 triệu USD, nộp NSNN 4,31 triệu USD và 39 tỷ đồng. Các KCN giải quyết việc làm cho 18.159 lao động.
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh: Sau khi tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình đưa vào khai thác, nhiều DN đã nghiên cứu khảo sát đầu tư tại các KCN trên địa bàn. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đầu tự hạ tầng kỹ thuật các KCN, trong đó tập trung huy động các nguồn lực đầu tư vào KCN Mông Hóa, Yên Quang, bờ trái sông Đà, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc chỉ đạo các sở, ngành chức năng, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đầu tư hạ tầng KCN bờ trái sông Đà, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai xây dựng nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử Meiko, dự kiến vốn đầu tư 200 triệu USD, khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện cấp điện ổn định phục vụ sản xuất cho các KCN, cụm công nghiệp. Việc cấp điện cho KCN Lương Sơn đã ổn định hơn nhiều năm trước, tạo điều kiện cho các DN chủ động triển khai kế hoạch SX-KD. Bên cạnh đó, các ngành, địa phương đang có những giải pháp cụ thể hỗ trợ, tạo điều cho các dự án đã đăng ký đầu tư sớm đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.
L.C
(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.
(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.
(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.