Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Đây là nhận định của được đưa ra trong bài viết đăng tải trên tờ Liên hợp buổi sáng (Lianhe Zaobao) của Singapore số ra ngày 26/11.

Dây chuyền
sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm
Thụy, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN
Trích dẫn số liệu của Cục Đầu tư nước
ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tác giả bài viết cho hay lượng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay đạt hơn
3 tỷ USD, tăng trên 3% so với cùng kỳ năm 2018, tập trung ở một số lĩnh vực cụ
thể như ngành gia công chế tạo (68%), lĩnh vực đất đai, bất động sản (hơn 10%).
Còn về đối tác đầu tư, đã có 132 quốc gia
và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu
là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 66,82 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư).
Nhật Bản đứng thứ hai với gần 59 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư), tiếp
theo lần lượt là Singapore
và Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung
Quốc). Đây cũng là thông tin đã được đề cập trong bài phát biểu gần đây của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh CEO ASEAN - Hàn Quốc.
Tính đến nay, Việt Nam
đã tham gia ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác trên thế
giới, trong đó có Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP). Đặc biệt, hồi cuối tháng 6/2019, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)
cũng đã đạt được thỏa thuận và ký kết hai văn kiện hợp tác quan trọng gồm Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam
- EU (EVIPA).
Đánh giá về tỷ lệ phân phối đầu tư tại các
địa phương, báo Liên hợp buổi sáng cho biết các tỉnh, thành phố của Việt Nam
được giới đầu tư nước ngoài rót vốn, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút
nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký 6,82 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn
đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 5,48 tỷ USD,
chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh.
Theo Baotintuc.vn
Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.
(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới.
Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.
(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...
(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.