(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã có nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi lợn bằng dược liệu của hội viên phụ nữ Chi hội xóm Tân Sơn, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) là một trong những mô hình tiêu biểu, sáng tạo và hiệu quả của chị em hội viên nơi đây. 


Chị Bùi Thị Xuyên, Chi hội phụ nữ Tân Sơn, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) nuôi lợn bằng dược liệu. 

Là người từng có kinh nghiệm chăn nuôi lợn nhiều năm, chị Bùi Thị Xuyên nhận thấy cách nuôi lợn truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro do yếu tố dịch bệnh và giá cả thị trường. Năm 2016, sau khi tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các lớp tập huấn do Hội Phụ nữ xã tổ chức về mô hình nuôi lợn sạch bằng thảo dược. Gia đình chị đã tìm đến các trại lợn lớn ở Hà Nội để học hỏi kinh nghiệm. Các loại cây như: Trà khổng lồ, hoàng ngọc, khổ sâm, rau máu… vừa có giá trị dinh dưỡng vừa là các loại dược liệu có thể phòng và điều trị bệnh cho lợn. Chị Xuyên đã mua cây giống về trồng xung quanh vườn nhà và áp dụng vào thực tế đàn lợn nái của gia đình.

Chị Xuyên chia sẻ: Gia đình lựa chọn giống lợn rừng Thái Lan (lợn dọc dưa). Giống lợn được mua từ trại giống Hoa Viên (Ba Vì, Hà Nội). Bằng phương pháp nuôi cho ăn các loại cây dược liệu kết hợp với các loại thức ăn truyền thống như: Cỏ voi, cây chuối, cám gạo, sắn… Đồng thời, thường xuyên vệ sinh cho lợn và chuồng trại sạch sẽ, đàn lợn của gia đình luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, thịt lợn thơm ngon, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Chỉ sau 5 tháng chăn nuôi theo phương pháp mới, gia đình chị Xuyên đã cho xuất bán lứa lợn đầu tiên, trừ chi phí thu về 15 triệu đồng. Từ đó tới nay, gia đình chị duy trì mô hình nuôi lợn bằng phương pháp này và mỗi năm trung bình xuất bán khoảng 2 tấn lợn thương phẩm với giá từ 100 – 160 nghìn đồng/kg. Trừ mọi chi phí, gia đình chị thu lãi trên 150 triệu đồng/năm.
      
Chị Đào Thị Loan cũng là một tổ viên thành công với mô hình nuôi lợn bằng thảo dược.  Với mức thu lãi trung bình 100 triệu đồng/năm từ nuôi lợn, chị và gia đình đang đầu tư chuồng trại để phát triển mô hình trong thời gian tới. Đặc biệt, gia đình chị kết hợp chăn nuôi lợn với trồng cam và bưởi da xanh. Lượng phân chuồng từ chăn nuôi được gia đình chị xử lý để bón cho cây trồng. Từ sự kết hợp này, thu nhập của gia đình chị đạt trên 300 triệu đồng/năm.        
Chị Vũ Thị Huế, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ xóm Tân Sơn cho biết: Từ sự thành công của mô hình nuôi lợn dược liệu của gia đình chị Xuyên và sự chia sẻ kinh nghiệm tới nhiều chị em trong chi hội, nhiều chị đã thực hiện theo. Năm 2017, tổ nuôi lợn sạch xóm Tân Sơn đã được thành lập với 6 thành viên tham gia. Mỗi thành viên đầu tư mua 3 con lợn nái giống bản địa về nuôi theo phương pháp dùng cây thảo dược và đều đem lại thành công với thu nhập ổn định. Đặc biệt, các sản phẩm lợn của mô hình luôn được khách hàng đặt mua trước với giá ổn định từ 120-160 nghìn/1 kg lợn hơi. Lãi suất thu được của mỗi hộ trung bình từ 15 – 20 triệu đồng/lứa. Với hiệu quả của mô hình, tháng 6/ 2018, các thành viên của mô hình đã mạnh dạn đăng ký tham gia Hội thi "Sáng kiến kinh doanh” do Dự án giảm nghèo của tỉnh tổ chức và sáng kiến của các chị đã được đánh giá cao và được hỗ trợ 90 triệu đồng.

Tuy khởi nghiệp từ mô hình không mới, nhưng với cách làm mới và tư duy nhạy bén đã giúp các chị trong mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu. Đã có nhiều chị em ở các địa phương khác đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm từ mô hình. 

Hồng Duyên

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục