Chiều 30-12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ ghi nhận xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD do Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Công thương tổ chức. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao; Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ ghi nhận xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD

Ảnh: HẢI THANH

Nhìn lại chặng đường XNK của Việt Nam trong những năm qua cho thấy bước tiến mạnh mẽ. Tổng giá trị XNK hàng hóa trong gần 20 năm (2000-2019) đạt 3.995 tỷ USD. Trong đó, tính riêng 5 năm gần đây, giá trị XNK của Việt Nam đạt 2.160 tỷ USD, cao hơn của cả 15 năm trở về trước cộng lại. Không những vậy, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa các bộ, ngành và địa phương (BNĐP), Việt Nam cũng đạt liên tiếp các mốc kỷ lục về XNK. Cụ thể: năm 2001, tổng giá trị XNK của Việt Nam mới chỉ đạt con số khiêm tốn 30 tỷ USD; chỉ sáu năm sau (2007), con số này đã tăng lên 100 tỷ USD. Bốn năm sau, đến năm 2011, tổng giá trị XNK của cả nước đã tăng gấp đôi, lên 200 tỷ USD và tới năm 2015 đã tăng tới 300 tỷ USD. Thời gian ngắn chỉ hai năm sau đó (giữa tháng 12-2017), tổng giá trị XNK đã đạt 400 tỷ USD. Tiếp nối đến nửa cuối tháng 12 năm nay, trị giá XNK chính thức cán mốc 500 tỷ USD. Bên cạnh đó, từ năm 2012 đến nay, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam cũng đạt thặng dư liên tục sau thời gian dài thâm hụt (trừ năm 2015). Riêng năm 2019, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam đã lên tới khoảng 10 tỷ USD.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt biểu dương nỗ lực của các BNĐP và cộng đồng doanh nghiệp (DN) cả nước; các vị đại sứ của nước ta và nước ngoài, các đoàn ngoại giao quốc tế,… đã làm nên những kết quả rất tích cực, góp phần quan trọng làm nên thành công cho hoạt động XNK của Việt Nam trong năm 2019. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các BNĐP tiếp tục nỗ lực tạo thuận lợi cho xuất khẩu, chống nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng điện tử hóa, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia để tạo điều kiện thông thoáng cho xuất khẩu. Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp các BNĐP tập trung hoàn thành bằng được mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ cán mốc kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt 300 tỷ USD cũng như bảo đảm năm thứ 5, Việt Nam tiếp tục duy trì xuất siêu. Các DN Việt Nam cần tiếp tục liên kết, hợp tác, phối hợp cùng có lợi với cộng đồng DN FDI trên cả nước để chia sẻ chuỗi giá trị. Tiếp tục nâng tầm công tác phòng vệ để bảo vệ tốt hàng Việt Nam, hạn chế những sản phẩm không cần thiết để bảo vệ hàng trong nước; đặc biệt, tránh kiện tụng về hoạt động XNK. Thủ tướng cũng chỉ đạo cần tiếp tục phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ những nhà sản xuất và XNK chân chính. Mặt khác, cần tăng hiệu quả của hoạt động XNK, chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa Việt; giảm chi phí sản xuất cũng như logistics; đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ để phục vụ hiệu quả xuất khẩu. Cùng với xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, cần đẩy mạnh việc xuất khẩu tại chỗ bằng cách phát triển ngành như ngành du lịch để có thể đưa KNXK của Việt Nam lên cao hơn nữa.

* Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch XNK hàng hóa năm 2019 ước đạt 516,96 tỷ USD; KNXK hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD và tăng 8,1% so năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng cao 17,7%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,2%). Hiện tỷ trọng KNXK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã giảm xuống chỉ còn 68,8% (giảm 2,5 điểm phần trăm so năm 2018). Tính chung cả năm 2019, cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD. Trong năm, có tới 32 mặt hàng đạt KNXK hơn một tỷ USD, chiếm 92,9% tổng KNXK, trong đó sáu mặt hàng đạt KNXK hơn 10 tỷ USD (chiếm 63,4%).


Theo Bao Nhân Dân

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục