(HBĐT) - Vụ xuân 2020, huyện Lương Sơn có kế hoạch gieo trồng 4.180 ha; trong đó cây lúa 1.950 ha, cây màu các loại 1.730 ha, cây hàng năm khác 500 ha. Cơ cấu giống lúa vụ xuân gồm lúa lai chiếm 45%, lúa thuần chiếm 55%. Công tác chuẩn bị giống, vật tư phân bón được thực hiện tốt, giá cả ổn định, chủng loại đa dạng, chất lượng. Số lượng mạ đã gieo trên 70 tấn, chất lượng mạ tốt, không bị sâu bệnh và chết rét đảm bảo cấy 100% kế hoạch; lúa mới cấy sinh trưởng phát triển tốt.



Nông dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) tranh thủ thời tiết thuận lợi gieo cấy lúa xuân trong khung thời vụ.

Thanh Cao là một trong những xã gieo cấy vụ xuân sớm so với khung thời vụ và có diện tích trồng lúa lớn nhất huyện. Tranh thủ thời tiết ấm từ trước Tết Nguyên đán bà con đã gieo cấy trên 172 ha lúa, cơ cấu giống chủ yếu là lúa thuần Thiên ưu 8, Nhị ưu, Bắc ưu và một số lúa lai khác. Để đảm bảo đạt mục tiêu năng suất, sản lượng, đầu vụ sản xuất, cán bộ khuyến nông xã đã hướng dẫn bà con nắm được cơ cấu mùa vụ và tiến hành gieo mạ, cách phòng, chống rét cho mạ, việc thâm canh những giống lúa mới, chất lượng cao; khơi thông kênh mương, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu sản xuất; tích cực chăm sóc, đảm bảo lúa sau cấy phát triển tốt.

Những ngày đầu xuân, bà con nông dân trong huyện khẩn trương ra đồng, xuống giống lúa, ngô, lạc… đẩy nhanh tiến độ sản xuất khớp với khung thời vụ, chú trọng đưa các giống lúa lai cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao vào gieo cấy. Hiện nay, người dân đã làm đất 1.973 ha, cấy trên 1.500 ha. 

Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng trực tiếp bám sát địa bàn, thường xuyên đôn đốc các xã, thị trấn hoàn thành việc gieo cấy lúa xuân trong tháng 2 và trồng màu vào giữa tháng 3. Để bảo đảm cho một mùa vụ thắng lợi, huyện đã có kế hoạch tập trung đưa các giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu, kháng sâu, bệnh vào sản xuất; đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn nạo vét kênh mương đảm bảo nước tưới cho các chân ruộng; duy trì hoạt động thường xuyên của các hợp tác xã, tổ hợp tác thủy nông để quản lý, khai thác và điều tiết nước các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; chú trọng thực hiện cơ cấu giống đúng thời vụ, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại ở một số loại cây trồng cho bà con nông dân trước vụ sản xuất. Đối với những diện tích không chủ động nguồn nước tưới phải chuyển đổi sang trồng các loại cây màu để có hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập cho nông dân. Qua thống kê của các xã, thị trấn, diện tích đất lúa, màu kém hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 120 ha, trong đó chủ yếu chuyển sang trồng các loại cây giá trị kinh tế cao như rau các loại, dưa chuột, sắn dây, lặc lày, cây dược liệu...

Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Xác định việc thực hiện đúng khung lịch thời vụ ngay từ vụ xuân là tiền đề quan trọng cho các vụ sản xuất tiếp theo trong năm, ngay từ đầu vụ sản xuất, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, vận động bà con thu hoạch cây trồng vụ đông, làm đất, gieo mạ chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Cùng với đó, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương có phương án, kế hoạch tích nước, dự trữ nước và điều tiết phù hợp để đảm bảo sản xuất vụ xuân; thường xuyên kiểm tra, tu sửa công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Đồng thời tìm những giải pháp thiết thực nhằm đối phó với thời tiết và sâu bệnh hại có thể xuất hiện trên các loại cây trồng vụ xuân.


Đinh Thắng

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục