(HBĐT) - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016 - 2020, UBND huyện Lạc Thủy đã thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các thành viên, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng.


Lãnh đạo Sở NN&PTNT, huyện Lạc Thủy thăm mô hình trồng cam trứng tại thôn Đồng Uống, xã Thống Nhất cho giá trị kinh tế cao. 

Những năm qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lạc Thủy đã chuyển dịch tích cực qua tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp; phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, hiệu quả và bền vững theo hướng thâm canh, đa canh, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, có năng suất, chất lượng, tạo giá trị ngày càng cao trên cùng diện tích canh tác.

 Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Lạc Thủy đã thực hiện 11 chương trình ưu tiên để phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương. Tập trung nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm bằng việc xây dựng các chuỗi giá trị theo hình thức liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ KHKT và cơ giới hóa nhằm giải phóng sức lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế, VSATTP.

UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực tuyên truyền, vận động tạo chuyển biến trong nhận thức của cán bộ và nông dân không chỉ về ứng dụng tiến bộ KHKT mà cả về cơ chế, chính sách của Nhà nước hỗ trợ sản xuất, thông tin thị trường, sản xuất hàng hoá... Từ đó lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi phù hợp; không yêu cầu nông dân sản xuất mang tính ép buộc dẫn đến sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hiệu quả kinh tế thấp...

Hướng tới mục tiêu hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung quy mô cánh đồng mẫu lớn, đến nay, Lạc Thủy đã dồn điền, đổi thửa được 315 ha. Thực hiện các chương trình ưu tiên trong trồng trọt, trên địa bàn đã cơ bản hình thành vùng sản xuất cây ăn quả có múi tập trung với tổng diện tích gần 1.319 ha, chủ yếu tại các xã: Thống Nhất, Phú Nghĩa, thị trấn Ba Hàng Đồi, Phú Thành. Huyện cũng phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung với tổng diện tích sản xuất gần 100 ha, trong đó, duy trì và mở rộng diện tích đối với khu sản xuất rau các loại an toàn tại các xã: Đồng Tâm, Cố Nghĩa, Lạc Long (cũ) và phát triển vùng sản xuất rau tại thị trấn Chi Nê, các xã: Thống Nhất, Khoan Dụ, Hưng Thi với diện tích 25 ha. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được chú trọng tại thị trấn Ba Hàng Đồi, quy mô 10.000 m2 nhà kính của Công ty TNHH MTV Hòa Bình Gap; hiện đang xây dựng 30.000 m2 nhà kính trồng rau công nghệ cao tại xã Liên Hòa. Ngoài ra, trong huyện đã và đang phát huy hiệu quả vùng trồng chè Sông Bôi quy mô 230 ha, sản lượng 4.140 tấn, tập trung tại các xã Phú Thành, Phú Nghĩa; vùng trồng na tập trung quy mô 30 ha tại xã Đồng Tâm... và đang triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận na Lạc Thủy, chè Sông Bôi.

Đi đôi với trồng trọt, thực hiện các chương trình ưu tiên chăn nuôi đã thúc đẩy lĩnh vực này phát triển mạnh. Nổi bật là đàn gà phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn huyện, bước đầu khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Tỷ lệ gà chăn nuôi gia trại, trang trại chiếm 75%. Huyện tổ chức thực hiện hiệu quả chuỗi giá trị nuôi gà theo hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm và phát triển mạnh nhãn hiệu chứng nhận gà Lạc Thủy. Cùng với đó, đàn dê phát triển tốt, đứng vững trên thị trường, trở thành sản phẩm chủ lực. Huyện đang triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm dê Lạc Thủy. Trong huyện cũng phát triển hơn 10.000 đàn ong nội lấy mật, sản lượng mật năm 2019 ước đạt 100 tấn... 

Với chủ trương ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực, những năm qua, sản xuất nông nghiệp huyện Lạc Thủy đã hiện đại hơn, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm của ngành đạt 8,8%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội hàm nông nghiệp theo đúng định hướng và tốc độ chuyển dịch nhanh hơn so với kế hoạch đề án, kéo theo đó là thu nhập dân cư nông thôn của huyện tăng nhanh.


Thu Hiền

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục