(HBĐT) - Thôn Vai Đào, xã Cao Sơn (Lương Sơn) là nơi nổi tiếng trồng nhiều nhãn Miền, giống nhãn đặc sản của Hưng Yên, được nhiều người gần xa biết đến. Tại đây, những vườn nhãn VietGAP xum xuê cho năng suất, chất lượng cao, là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong, ngoài vùng tìm đặt mua trước mỗi vụ thu hoạch.



Người dân thôn Vai Đào, xã Cao Sơn (Lương Sơn) chuyển đổi trồng nhãn sang quy trình VietGAP, cho năng suất, chất lượng cao. 

Sau nhiều năm canh tác, nhiều vườn nhãn nay đã chuyển đổi sang sản suất theo quy trình VietGAP, được chính quyền địa phương thành lập HTX trồng nhãn VietGAP với 16 thành viên, tổng diện tích trên 30 ha, và ngày càng mở rộng. Chúng tôi đến thăm một trong những vườn nhãn lớn nhất thôn, diện tích 3 ha, gồm 400 cây nhãn của ông Phạm Văn Hắc, chủ nhiệm HTX trồng nhãn VietGAP ở thôn Vai Đào. Ông Hắc cho biết: "Trước nhu cầu về nông sản sạch ngày càng cao của thị trường, tôi cùng nhiều người trồng nhãn trong thôn đã chung ý tưởng, tìm hiểu qua tài liệu, kỹ thuật trên internet, các lớp tập huấn, diễn đàn về kỹ thuật nông nghiệp, chuyển đổi trồng nhãn theo quy trình VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nhãn địa phương. Trung bình mỗi vụ, vườn nhãn của tôi cho thu 8-10 tấn, quả to, ngọt, cùi dày, được tư thương đến tận vườn thu mua với giá trung bình 25.000 đồng/kg, thu nhập 200-250 triệu đồng/năm, đầu ra ổn định. Mỗi năm, HTX mở rộng thêm diện tích, kết nạp thành viên mới, cùng chung sức xây dựng thương hiệu, đưa nhãn Miền thôn Vai Đào vươn xa”.

Đến thăm vườn nhãn của ông Quách Đình Dương đúng lúc ông và nhiều nhân công đang tỉa lá, cành tăm, tiến hành các biện pháp phòng trừ bọ xít, bệnh hại. Ông Dương chia sẻ: "Trồng nhãn VietGAP là trong sản xuất cần tuân thủ nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, từ việc vệ sinh vườn, bón phân, cắt tỉa cành, tưới tiêu cho cây, sử dụng thiên địch và các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, tránh dùng thuốc bảo vệ thực vật... Để cây đạt năng suất cao, khi cây chuẩn bị đến kỳ ra hoa, cần thực hiện phương pháp khoanh cành giúp cây ra hoa đều, đồng loạt. Đồng thời, theo dõi thường xuyên, kịp thời phát hiện sâu bệnh, cắt tỉa những chùm ít quả. Như vậy, khi chín quả sẽ to, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn. Thực tế, các khách hàng, tư thương mua nhãn VietGAP đều đánh giá chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn”.

Các khâu trong quá trình sản xuất như chăm sóc, bón phân, phun thuốc… đều được các hộ ghi nhật ký theo dõi chi tiết. Điều này là cần thiết, giúp chủ động quản lý chất lượng mô hình, kịp thời theo dõi, điều chỉnh trong quá trình canh tác. Cùng với HTX trồng nhãn Miền thôn Vai Đào, các hộ còn lại tại thôn Vai Đào đang dần chuyển đổi sản xuất sang quy trình VietGAP, từng bước đăng ký sản phẩm OCOP, tiếp tục nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương. Hiện, sản phẩm nhãn của thôn Vai Đào đã có mặt tại nhiều cửa hàng, siêu thị tại Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên… Nhiều hộ trồng nhãn tiêu biểu, diện tích lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hàng trăm triệu đồng mỗi vụ như hộ các ông: Quách Đình Dương (2 ha), Đinh Công Thìn (3,5 ha)…

Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, thời gian tới, xã tiếp tục mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, từng bước nhân rộng mô hình trồng nhãn VietGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nỗ lực quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các hội chợ, diễn đàn trong và ngoài tỉnh, từ đó nâng cao đời sống cho người dân, phát triển KT-XH địa phương.

Hoàng Anh

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục