(HBĐT) - Thời tiết diễn biến phức tạp, cùng với tình trạng thiếu đất sản xuất, tập quán canh tác nương rẫy, dẫn tới một số người dân còn lấn rừng làm nương. Cũng với đó, vẫn còn tồn tại tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp. Vì vậy, công tác bảo vệ rừng (BVR) luôn được coi trọng.



Nhân dân xã Yên Phú (Lạc Sơn) chăm sóc diện tích rừng trồng.

 Trong quý I, trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Ngay từ đầu năm, tỉnh đã có phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) cho toàn bộ 229.619,93 ha rừng toàn tỉnh; duy trì, củng cố 1.835 tổ đội quần chúng BVR, với 11.268 người tham gia. Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh để cập nhật, phân tích thông tin khí tượng, đồng thời xây dựng 23 bản tin dự báo cháy rừng trên Đài PT-TH tỉnh, Trung tâm VH–TT&TT các huyện, thành phố. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm các huyện phối hợp với chính quyền cơ sở, chủ rừng duy trì, củng cố, tu sửa 93,9 km đường băng cản lửa, trong đó có 75,9 km đường băng trắng, 18 km đường băng xanh.

 Trong công tác PCCCR, lực lượng kiểm lâm địa bàn đã bám sát cơ sở, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các tổ đội quần chúng BVR, PCCCR thường xuyên kiểm tra những điểm có nguy cơ cháy cao, nhắc nhở, hướng dẫn người dân dọn vệ sinh rừng sau khi khai thác, đốt nương rẫy, xử lý thực bì đúng quy trình kỹ thuật; thường xuyên vận hành, bảo dưỡng máy móc, phương tiện và các dụng cụ chữa cháy, để sẵn sàng tham gia ứng cứu kịp thời khi có cháy xảy ra.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quý I, toàn tỉnh xảy ra 15 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, có 2 vụ vi phạm về quản lý, sử dụng rừng; 2 vụ vi phạm quy định về phát triển, BVR; 11 vụ vi phạm về quản lý lâm sản. Ngay sau khi phát hiện các vụ vi phạm, cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm, đúng người, đúng hành vi vi phạm để răn đe, không xảy ra khiếu nại. Theo đó, đã xử lý vi phạm hành chính 15 vụ. Tổng số lâm sản tịch thu 9,269 m3 gỗ các loại, tiền phạt và tiền bán hàng 64,25 triệu đồng.

Năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu duy trì ổn định độ che phủ rừng 51%; bảo vệ tốt toàn bộ 229.655,57 ha đất có rừng trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác quản lý lâm sản, quản lý các trại nuôi nhốt động vật hoang dã, cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản. Trồng thêm 5.650 ha rừng, trồng 150 nghìn cây phân tán… Để đạt mục tiêu trên, tỉnh cần quyết liệt hơn trong công tác quản lý, BVR, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, cấp bách.

  Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện tương đối tốt công tác quản lý, BVR. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn xảy ra một số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, nguyên nhân do một bộ phận người dân còn thiếu ý thức, trách nhiệm đối với việc quản lý, BVR. Thời gian tới, để thực hiện tốt công tác quản lý, BVR, mỗi người dân, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, công an, chính quyền các cấp phải đề cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác BVR. Duy trì hiệu quả quy chế phối hợp giữa 3 lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm để tăng cường kiểm tra, truy quyét, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn tình trạng phá rừng lấy gỗ, lâm sản, săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các tỉnh giáp ranh, huyện giáp ranh, xã giáp ranh. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chú trọng xây dựng lực lượng quản lý, BVR theo phương châm "4 tại chỗ". Kiện toàn các tổ, đội quần chúng tham gia BVR. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của kiểm lâm địa bàn trong việc đánh giá, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

Thu Thủy

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục