(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND tỉnh tổ chức họp đôn đốc tiến độ thực hiện các chương trình, dự án do các sở, ngành, UBND huyện làm chủ đầu tư, gồm: NN&PTNT, Y tế, GD&ĐT, UBND huyện Lương Sơn, Mai Châu, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh thực hiện đầu tư nhiều chương trình, dự án có vai trò rất quan trọng đối với phát triển KT - XH, ổn định đời sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội, như: Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới, "Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả" vay vốn Ngân hàng Thế giới; Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập; Dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà; Dự án xử lý cấp bách chống hạn, kè chống sạt lở, nạo vét khơi thông dòng chảy sông Bôi; Xử lý khẩn cấp khối sạt trượt các khu vực phía Đông đồi Ông Tượng, tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát (cũ), tổ 4 phường Thái Bình; Dự án kè chống sạt lở, chỉnh trị dòng chảy, nạo vét gia cố bờ sông Bùi, đoạn qua thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn); xây dựng khu tái định cư tại xóm Táu Nà, xã Cun Pheo (Mai Châu); các dự án giao thông trên địa bàn huyện Đà Bắc, Mai Châu...

Báo cáo của các sở, ban quản lý dự án, UBND các huyện cho biết, thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án được UBND tỉnh sát sao trong công tác chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung các chương trình, dự án tiến độ triển khai xây dựng chậm; thiếu vốn đầu tư; giải ngân chậm; các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều ngành dẫn đến kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư. Nhiều công trình phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế; thời gian thẩm định phê duyệt kéo dài nên tiến độ thi công các công trình không đảm bảo...

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: Thời gian qua, các sở, ngành đã vào cuộc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xây dựng và có sự phối hợp với chủ đầu tư chặt chẽ hơn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Hầu hết các dự án triển khai chậm tiến độ. Năng lực cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nên lúng túng trong triển khai công việc, phụ thuộc nhiều vào đơn vị tư vấn. Một số nơi phối hợp chưa tốt, gây khó khăn trong triển khai thực hiện, nhất là đối với công tác giải phóng mặt bằng. Do vậy, các chủ đầu tư cần rút kinh nghiệm để công việc triển khai tốt hơn. Cần quan tâm lựa chọn đơn vị tư vấn, đơn vị thi công có năng lực, chất lượng. Huy động thêm nhân công, máy móc, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện, vướng đến đâu báo cáo ngay đến đó để kịp thời tìm hướng giải quyết. 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Quan điểm là không để mất vốn, vì vậy, các sở, ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong việc giám sát, đôn đốc công việc. Xây dựng kế hoạch thực hiện từng phần việc, có thời gian cụ thể và được kiểm soát sát sao. Công tác giải phóng mặt bằng phải làm kịp thời; đối với các dự án thiếu vốn thì cần phân kỳ thực hiện để triển khai đảm bảo tiến độ. Các sở, ban, ngành đặc biệt coi trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, nêu cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp xử lý công việc. Nếu công trình, dự án giải ngân chậm, bị mất vốn thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.


H.N

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục