(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, do tác động của dịch Covid-19, thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, trở ngại, dẫn đến tổn thất nặng nề trong sản xuất - kinh doanh (SX-KD). Trong 4 tháng đầu năm, toàn tỉnh có tới 123 DN tạm ngừng kinh doanh (tăng 3,6%), 131 DN chờ giải thể và đã giải thể (tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2019), trên 1.390 hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng hoạt động SX - KD.


Ảnh hưởng dịch Covid-19, Công ty CP may xuất nhập khẩu Sma ViNa Việt Hàn, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) nỗ lực tìm hướng đi mới để duy trì SX-KD, giải quyết việc làm cho công nhân.

Số lượng DN tạm ngừng kinh doanh tăng mạnh ở 15/17 lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú, ăn uống; du lịch; kinh doanh bất động sản; nghệ thuật, vui chơi, giải trí; nông, lâm nghiệp, thủy sản;

thông tin và truyền thông; dịch vụ việc làm; vận tải kho bãi, xây dựng... Dự báo trong thời gian tới, số DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có xu hướng tăng cao, do khả năng cầm cự của nhiều DN đã tới hạn, đặc biệt là với DN nhỏ và vừa, HTX, hộ kinh doanh.

Do dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng trên thế giới, các nước thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế, do vậy, các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, những ngành sản xuất, xuất khẩu sử dụng nhiều nguyên, vật liệu, phụ kiện xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... và các DN vốn đầu tư nước ngoài SX-KD các mặt hàng dệt may, linh kiện điện tử, sản phẩm quang học, đồ gỗ... bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và thị trường xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa, nhất là mặt hàng linh kiện điện tử, may mặc.

Các DN hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh, thị trường tiêu thụ phân bố chủ yếu ở Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Âu, Canada, Singapore, với 5 nhóm hàng, gồm: dệt may, nông sản, điện tử, kim loại và nhóm hàng hóa khác. Trong đó, nhóm hàng dệt may đã giảm từ 40 - 60% so với cùng kỳ; nhóm hàng điện tử bị hủy đơn hàng, hàng kim loại dự kiến giảm 8%; hàng rau, quả nông sản và nhóm hàng khác cũng bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Sơn, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho biết: Theo nhận định chung của Hiệp hội DN tỉnh, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế, gây thiệt hại cho DN trên địa bàn tỉnh. Nhiều DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm, nhất là DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng. Trước khó khăn của cộng đồng DN, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo tháo gỡ bằng gói hỗ trợ DN; triển khai chính sách tín dụng về giãn nợ và giảm lãi suất; gia hạn tiền nộp thuế, tiền thuê đất cùng nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ thiết thực khác, nhằm giúp DN bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Cộng đồng DN trong tỉnh rất mong muốn UBND tỉnh, các sở, ngành vào cuộc, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý theo hướng đơn giản, nhanh nhất để kịp thời "tiếp máu” giúp DN vực dậy, khôi phục SX-KD, có thể đón đầu được những cơ hội mới. Nếu các chính sách hỗ trợ không được thực hiện trong 1-2 tháng tới thì sẽ không hiệu quả, DN không còn sức để củng cố, phục hồi.

Thực tế cho thấy, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, thương mại, dịch vụ, dẫn đến suy giảm đầu tư trong ngắn hạn, tác động tới dài hạn, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực ngoài Nhà nước. Các nhà đầu tư mới dừng tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhất là đầu tư FDI, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc đầu tư kinh doanh của các DN, bao gồm cả doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn, do thiếu nguyên liệu, vật tư đầu vào, nhân lực kỹ thuật, lao động tay nghề cao nước ngoài bị hạn chế, cách ly. Thị trường xuất khẩu, tiêu thụ suy giảm, dẫn tới chưa thể sản xuất, hoặc sản xuất cầm chừng, không mở rộng đầu tư và đầu tư mới.

Để hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH, tạo điều kiện giúp DN khôi phục SX-KD sau dịch bệnh, UBND tỉnh đã, đang quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục làm tốt công tác cải cách hành chính, giảm bớt thời gian thực hiện thủ tục, chi phí hoạt động của người dân, DN, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện kinh doanh; không được yêu cầu giấy tờ, thủ tục trái quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng thanh, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp đối với DN.

Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, trong đó coi trọng đầu tư ngoài ngân sách; tập trung giải phóng mặt bằng các khu, cụm công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành chú trọng tuyên truyền, ổn định tâm lý cho các DN đẩy mạnh SX-KD. Triển khai nhanh các gói chính sách hỗ trợ DN, trong đó, ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai các chính sách tiền tệ, lãi suất, tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Ngoài ra, UBND tỉnh thực hiện chủ trương khuyến khích các DN xây dựng chuỗi liên kết để phục vụ sản xuất công nghiệp, nhất là một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lớn như dệt may, điện tử, đồ gỗ..., tránh phụ thuộc quá lớn vào một hoặc một số đối tác, thị trường. Đồng thời, tập trung giải quyết những hạn chế, yếu kém để nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh, kết hợp với tăng cường các biện pháp xúc tiến đầu tư. Xem xét, cho phép gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, miễn giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn, giúp các DN tạo đà phục hồi mạnh ngay sau dịch bệnh.


Bình Giang

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục