(HBĐT) - Ngày 27/5, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về tăng cường công tác QLNN và nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công (ĐTC) trên địa bàn tỉnh.
Đường vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc đang thi công, nhiều đoạn đã được bê tông hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Các chủ đầu tư dự án ĐTC trên địa bàn tỉnh thực hiện một số giải pháp sau:
- Về nâng cao hiệu quả công tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ĐTC: Các cơ quan, đơn vị được giao lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư quy định tại Luật ĐTC, Luật Xây dựng, các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của các bộ, ban, ngành và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh.
Các sở, ban, ngành được giao chủ trì, tham gia thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định dự án đầu tư phải kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư, đảm bảo khả năng cân đối vốn và theo đúng mục tiêu, quy mô, lĩnh vực, định hướng, quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sở KH&ĐT, các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh dự án ĐTC. Chỉ thực hiện điều chỉnh dự án ĐTC đối với các trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 43, Luật ĐTC. Trong trường hợp việc điều chỉnh dự án không phù hợp với chủ trương đầu tư đã được duyệt, chủ đầu tư dự án tiến hành các bước điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định của Luật ĐTC…
- Về tăng cường công tác QLNN trong việc quản lý tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh: Các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện các dự án; Chủ động phối hợp đơn vị có liên quan giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, đặc biệt trong công tác GPMB, nguồn cung vật liệu, vị trí đổ thải…
Trong trường hợp có thực hiện tạm ứng hợp đồng thi công xây dựng, các chủ đầu tư phải thỏa thuận kế hoạch GPMB cụ thể trong hợp đồng theo quy định tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng…
Đôn đốc nhà thầu tập trung huy động máy móc, thiết bị, nhân lực, áp dụng các giải pháp thi công phù hợp, khuyến khích áp dụng KH&CN xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Nghiêm cấm việc đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng đối với những trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 2, Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng... Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng đối với các nhà thầu năng lực yếu, làm chậm tiến độ thực hiện, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết…
Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo thẩm quyền…
UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác GPMB phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn quản lý. Chủ động giải quyết các vướng mắc trong công tác kiểm kê, bồi thường GPMB, di dân tái định cư để đảm bảo bàn giao mặt bằng đúng tiến độ cho chủ đầu tư. Lập kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện công tác bồi thường, GPMB của từng dự án trên địa bàn quản lý; Thực hiện cam kết hoàn thành GPMB với các chủ đầu tư dự án triển khai trên địa bàn…
- Về tăng cường công tác quản lý, sử dụng, giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTC: Các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh phải quản lý, sử dụng vốn ĐTC đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo không để xảy ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư…
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch vốn ĐTC có dự án sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát vốn; không giải ngân hết kế hoạch vốn ĐTC được giao mà không do các nguyên nhân khách quan phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh…
Chỉ thị cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành có liên quan, các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh; các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
H.N (TH)
(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.