Tín dụng được dự báo sẽ tăng nhanh hơn trong 6 tháng cuối năm nay nhưng cả năm sẽ chỉ quanh mức 10%.


Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp khiến tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp trong 6 tháng đầu năm. Ảnh: Hải Nguyễn

Cụ thể theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng  các ngành kinh tế (NHNN), tăng trưởng tín dụng đến ngày 16.6 đạt 2,13%.

Trong thời gian qua, bám sát diễn biến dịch COVID-19, NHNN kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng khôi phục nhanh chóng sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, dưới tác động của dịch COVID-19, do cầu tín dụng tăng thấp, đến ngày 29.5.2020, tín dụng chỉ đạt mức tăng 1,96% so với cuối năm 2019. Còn đến ngày 16.6, tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng lên mức 2,13% so với đầu năm nay.


Song nếu so với bình quân 6 tháng của 2019, tín dụng chỉ đạt mức tăng bằng một nửa (6 tháng đầu năm 2019, tín dụng ngành ngân hàng tăng 5,7%) do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Dù các ngân hàng khẳng định không thiếu vốn, theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu cho thấy dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân. Do đó, đầu tư công càng cần phải được đẩy mạnh để hỗ trợ cho tăng trưởng GDP.

Trong các tháng cuối năm, tín dụng được dự báo sẽ tăng nhanh hơn 6 tháng đầu năm nhưng mức độ tăng cũng sẽ ở mức vừa phải. Tăng trưởng tín dụng cho cả năm được dự báo ở quanh mức 10%.

Dù đạt mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm, tín dụng trong cả năm 2019 vẫn đạt mức tăng 13,5%. Theo đó với mức tăng dự báo chỉ quanh mức 10%, tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Mức tăng dự báo 10% thậm chí còn thấp hơn kết quả tăng trưởng tín dụng 10,9% trong năm 2011, mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất được ghi nhận trong giai đoạn 2011 - 2019.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục