Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới trong năm 2020 và có cơ hội đặc biệt để nâng tầm dấu ấn của mình trong nền kinh tế toàn cầu cả về thương mại và đầu tư.


Chế biến tôm xuất khẩu tôm của Công ty TNHH Thông Thuận - Chi nhánh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử/TTXVN

Đó là lời khẳng định của bà Stefanie Stallmeister - Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam trong phiên thảo luận trực tiếp chiều 30/7 nhằm công bố Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 7/2020 của WB.

Theo bà Stefanie, đại dịch COVID-19 được coi là cú sốc kinh tế lớn nhất trong vòng 35 năm qua, với những rủi ro không chỉ trên mặt trận y tế mà còn trên mặt trận kinh tế. Trong đó, có khoảng 30 triệu người lao động, tương đương một nửa người lao động tại Việt Nam, đã có lúc bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Trong bối cảnh đó, báo cáo của WB lập luận rằng Việt Nam không nên tư duy theo hướng đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường như cũ mà thay vào đó, Việt Nam nên xác định xem trạng thái bình thường mới sẽ ra sao khi đại dịch làm thay đổi cách thức mọi người sinh sống, làm việc và giao tiếp với nhau. Trong đó, việc tìm hướng thay thế cho động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia, bao gồm sức cầu ở nước ngoài và động lực tiêu dùng trong nước là rất quan trọng. Trên cơ sở đó, chính phủ cần chuyển đổi cách tiếp cận theo hướng kết hợp, thận trọng mở cửa biên giới, đi kèm với triển khai gói kích thích tài khóa và hỗ trợ đúng đối tượng cho những doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất trong xã hội.

Ngoài ra, dịch COVID-19 đã tác động đến hầu như tất cả mọi người song không phải tất cả mọi người dân đều chịu tác động như nhau. Vì vậy, tình trạng bất bình đẳng mới sẽ nảy sinh và điều này đòi hỏi sự quan tâm của chính phủ.

Khép lại bài phát biểu bằng góc nhìn lạc quan, bà Stefanie dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế sôi động nhất trên thế giới, với dự báo tăng trưởng GDP đạt 2,8% trong năm 2020 và sẽ phục hồi lên mức 6,7% vào năm 2021.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục