(HBĐT) - Trung tuần tháng 6 là thời điểm người dân ở xóm Đồng Giang, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) bước vào thu hoạch quất hồng bì. Thời gian thu hoạch chỉ hơn 1 tháng. Ngày ngày, ở Đồng Giang, các loại ô tô, xe máy của tư thương nườm nượp vào ra. Dọc theo quốc lộ 6 thuộc địa bàn xã Mông Hóa luôn nhộn nhịp người bán, mua.



Với hơn 60 cây quất hồng bì, đến thời điểm này, gia đình ông Bùi Văn Hùng, xóm Đồng Giang, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình)thu hoạch trên 1 tấn quả, thu nhập gần 30 triệu đồng.

Ở Đồng Giang đã có những cây quất hồng bì cổ thụ hàng trăm tuổi, người dân nơi đây cũng không biết có từ bao giờ. Trên địa bàn xóm, hộ nào ít cũng có mươi mười lăm cây, hộ trồng nhiều tới 50 - 60 cây, không ít hộ có trên 100 cây. Từ lâu, quất hồng bì ở Đồng Giang đã trở thành đặc sản của thực khách gần, xa. Quả thực, những chùm quất hồng bì nâu sẫm, quả nhỏ xinh không chỉ là loại trái cây thơm ngon trong mùa hè được nhiều người ưa thích, mà còn là vị thuốc quý được lưu truyền bấy lâu.

Trưởng xóm Đồng Giang Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết: Tất cả 170 hộ trong xóm đều trồng quất hồng bì. Trước đây được trồng trong vườn nhà. Mấy năm gần đây đã được mở rộng lên đồi, ven suối và ruộng 1 vụ bấp bênh. Chúng tôi đã trải nghiệm khá nhiều nơi trong huyện, trong tỉnh, khẳng định sự khác biệt của quất hồng bì ở Đồng Giang chính là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Không ít người ở nơi khác lấy giống cây ở đây về trồng, nhưng khi quả chín lại chua, hạt to, ít cùi, màu sắc cũng không được nâu sẫm như ở Đồng Giang.

Mùa hè năm nay, do nắng gắt kéo dài, trời ít mưa nên chất lượng, sản lượng giảm so với vụ trước, nhưng quất hồng bì ở Đồng Giang vẫn tiếp tục mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân. Cây nhỏ cũng cho thu hoạch 40 - 50 kg, cây lớn bình quân từ 100 - 150 kg, giá bán từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Với hơn 60 cây quất hồng bì, đến thời điểm này, gia đình ông Bùi Văn Hùng đã thu hoạch trên 1 tấn quả, thu nhập gần 30 triệu đồng. Ông Hùng chia sẻ: Quất hồng bì là loại cây không thể dùng phương pháp chiết ghép mà phải trồng bằng hạt. Sau 3 năm cho quả bói, từ năm thứ 5 trở đi thấy rõ hiệu quả kinh tế. Đây cũng là loại cây dễ trồng, khả năng chịu hạn tốt, hầu như không có sâu bệnh, mỗi năm chỉ vài lần làm cỏ quanh gốc, hoàn toàn không phải sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Chu kỳ thu hoạch kéo dài tới vài chục năm, cho sản lượng cao từ năm thứ 8 trở đi. Vì thế, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về VSATTP, bởi đây thực sự là trái cây sạch. Đặc biệt, để bảo vệ thương hiệu, dù bán buôn hay bán lẻ, người dân ở Đồng Giang kiên quyết không pha trộn quất hồng bì nơi khác với sản phẩm của địa phương.

Đã hàng chục năm thu mua, vận chuyển quất hồng bì ở Đồng Giang đưa về các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, ông Đinh Văn Đôn, ở Cao Viên, Thanh Oai (Hà Nội) cho biết: Tôi khẳng định quất hồng bì ở Đồng Giang là trái cây đặc sản, đẹp và ngon nhất miền Bắc, có vị ngọt đặc trưng, khó có thể lẫn với các vùng trồng khác. Không chỉ là loại trái cây thơm ngon, quất hồng bì có nhiều dược tính quý có thể sử dụng để chữa bệnh rất hiệu quả, như hấp với đường có tác dụng chữa ho rất tốt; dùng vỏ, rễ sắc lấy nước uống chữa được sốt có kèm ho; lấy lá tươi rửa sạch, phơi khô sắc lấy nước uống cho ra mồ hôi sẽ giải cảm, hạ sốt nhanh; những người đầu nhiều gàu, ngứa bẩn, lấy lá nấu làm nước gội đầu sẽ rất sạch…

Trưởng xóm Đồng Giang Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thêm: Cùng với trồng lúa, phát triển kinh tế rừng, quất hồng bì đã được xác định là cây trồng mũi nhọn của xóm. Từ đó, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 36 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3%. Về lâu dài, chúng tôi mong muốn các cấp có thẩm quyền khảo sát, nghiên cứu để tiến tới xây dựng thương hiệu quất hồng bì Đồng Giang, đưa loại cây đặc sản này thành sản phẩm OCOP để người dân tiếp tục đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích nhằm cải thiện, nâng cao đời sống.


Đức Phượng


Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục