(HBĐT) - Với những lợi thế là cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, những năm qua, huyện Lương Sơn đã triển khai những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển CN-TTCN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững. Huyện đang là vùng đất công nghiệp sôi động về phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ.


Doanh nghiệp KCN Lương Sơn góp phần quan trọng nâng cao giá trị xuất khẩu, đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Đến nay, trên địa bàn huyện có 148 dự án sản xuất công nghiệp, trong đó, có 136 dự án đi vào hoạt động. Riêng các KCN có 32 dự án, có 29 dự án đi vào hoạt động, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất linh kiện điện tử. Hạ tầng công nghiệp được quy hoạch, đầu tư tạo quỹ đất cho các dự án phát triển công nghiệp. KCN Lương Sơn được đầu tư đồng bộ, có trạm xử lý nước thải, hệ thống cấp điện được cải thiện, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khá hiệu quả, đến nay đã lấp đầy cơ bản, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao giá trị xuất khẩu, tạo nguồn thu ngân sách của tỉnh. KCN Nam Lương Sơn đã lấp đầy được 61% diện tích. KCN Nhuận Trạch đang thực hiện xúc tiến đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, huyện đã quy hoạch các cụm công nghiệp (CCN) như: thành lập mới CCN xóm Rụt, xã Tân Vinh, diện tích 74,5 ha; CCN Thanh Cao, diện tích 46 ha; CCN và dịch vụ thôn Bùi Trám, xã Hòa Sơn, diện tích 75 ha đã được Bộ Công Thương đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển CCN Việt Nam.

Những năm gần đây, ngành CN-TTCN-XD của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, với tốc độ tăng bình quân đạt khoảng 24,8%. Đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành dự kiến đạt 12.870 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2015. Sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chế biến, giảm dần tỷ trọng khai thác khoáng sản. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị xuất khẩu của tỉnh, đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của huyện đạt 480 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,86%. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 63,1%; thương mại - dịch vụ 24,8%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 12,1%. Quy mô các ngành kinh tế tăng gấp gần 2,2 lần so với năm 2015 (20.116/9.278 tỷ đồng). Thu ngân sách Nhà nước đạt 372 tỷ đồng, tăng 242 tỷ đồng so với năm 2015, bình quân tăng 20,07%. GRDP bình quân đầu người đạt 81,9 triệu đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2015. 

Lương Sơn đang đứng trước những cơ hội rất lớn để phát triển mạnh mẽ khi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội; điều kiện tài nguyên thiên nhiên có nhiều dư địa để phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và nông nghiệp chất lượng cao. Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thời gian tới, huyện thực hiện mục tiêu "Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; xây dựng huyện Lương Sơn phát triển toàn diện, bền vững, trở thành vùng kinh tế năng động của tỉnh". Trong đó, phấn đấu đến năm 2025: Thu nhập bình quân đầu người đạt 83 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước đạt 900 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%...

Về phát triển công nghiệp, thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho CN-TTCN. Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng phục vụ doanh nghiệp và người dân; phối hợp tổ chức tốt công tác xúc tiến đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ GPMB, hỗ trợ các dự án, công trình đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, thương mại sớm đi vào hoạt động. Thu hút các nhà đầu tư đầu từ hạ tầng KCN Nhuận Trạch, Nam Lương Sơn; quy hoạch thành lập mới từ 2-3 CCN, gồm: CCN xóm Rụt, xã Tân Vinh; CCN Bùi Trám và Tân Sơn, xã Hòa Sơn, với tổng diên tích từ 150-220 ha, lấy phát triển công nghiệp làm đòn bẩy để phát triển đô thị, thu hút dân số sống và làm việc tại đô thị, phấn đấu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN-XD đạt 35.640 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 16,5%/năm, thực hiện mục tiêu xây dựng huyện Lương Sơn phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng kinh tế động lực của tỉnh Hòa Bình. 

 
Lê Chung

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục