(HBĐT) - Khu công nghiệp (KCN) Lạc Thịnh (Yên Thủy) là 1 trong 8 KCN của tỉnh, được giao cho nhà đầu tư cũ (Tập đoàn BTG) đầu tư và kinh doanh hạ tầng từ năm 2013, với tổng mức đầu tư hàng triệu USD, được kỳ vọng sẽ tạo sự bứt phá trong đóng góp ngân sách và chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Tuy nhiên, dự án không khả thi, chưa triển khai, lãng phí tài nguyên. Tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để phát triển KCN này.


Lãnh đạo các sở, ngành chức năng khảo sát khu vực mở rộng khu công nghiệp Lạc Thịnh (Yên Thủy).

KCN Lạc Thịnh có tổng diện tích 220 ha, nằm trong quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, trong đó, diện tích công nghiệp theo quy hoạch là 134,92 ha. Trong suốt nhiều năm, nhà đầu tư không thực hiện dự án theo tiến độ cam kết. 

Đến nay, tổng mức đầu tư từ ngân sách hạ tầng KCN Lạc Thịnh đã thực hiện là 157,2 tỷ đồng, riêng chi trả giải phóng mặt bằng (GPMB) 148,4 tỷ đồng, còn lại là chi phí lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; rà phá bom, mìn, vật liệu nổ, đầu tư đường điện, trạm biến áp 35 kVA. 

Về GPMB, đã chi trả GPMB được khoảng 110/220 ha trên địa bàn thị trấn Hàng Trạm và xã Yên Lạc (cũ), gồm: toàn bộ đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm do Công ty TNHH MTV 2/9 quản lý. Diện tích chưa GPMB còn 110 ha (thị trấn Hàng Trạm (xã Yên Lạc cũ) 9,5 ha, xã Lạc Thịnh 100,5 ha). 

Hiện nay, KCN Lạc Thịnh đã có nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư và đề xuất dự án đầu tư, xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó cũng có một số nhà đầu tư tìm hiểu nghiên cứu các dự án đầu tư vào KCN. Tuy nhiên, do chưa giải quyết dứt điểm các yếu tố liên quan đến tài sản trên đất của nhà đầu tư cũ  nên chưa thể triển khai các thủ tục tiếp theo.

Các ngành chức năng đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn của KCN Lạc Thịnh. Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Trần Văn Phúc cho biết: Ban Quản lý đang phối hợp các ngành chức năng tham mưu cho tỉnh giải quyết tồn tại của nhà đầu tư cũ theo đúng các quy định pháp luật hiện hành, để nghiên cứu tìm nhà đầu tư mới. Sau khi giải quyết dứt điểm các thủ tục với nhà đầu tư cũ, các ngành chức năng đang đề xuất mở rộng KCN Lạc Thịnh. 

Về phía UBND huyện Yên Thủy đề xuất, tỉnh nghiên cứu, khảo sát bổ sung quy hoạch mở rộng KCN Lạc Thịnh lên 170 ha trên địa bàn thị trấn Hàng Trạm và xã Lạc Thịnh, đưa tổng diện tích KCN lên khoảng 390 ha. Đối với diện tích đã GPMB xong, đề nghị xem xét, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo quy hoạch.

Giám đốc Sở Xây dựng Trần Hải Lâm cho rằng: Trên cơ sở thực trạng và thực tế, việc mở rộng KCN Lạc Thịnh là rất hợp lý, vì sẽ giảm được suất đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của KCN. Tuy nhiên, cần phải cập nhật thêm quy hoạch mở rộng thị trấn Hàng Trạm để hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể làm cơ sở khoa học triển khai các bước tiếp theo, sau này vừa góp phần phát triển đô thị, dịch vụ, nâng cao tỷ lệ đô thị hóa của huyện Yên Thủy. 

Những năm tới, tỉnh xác định phát triển công nghiệp, dịch vụ là mũi nhọn phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ rà soát tổng thể quy hoạch phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp làm căn cứ để UBND tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh quy hoạch KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn. Chủ trương đề xuất mở rộng quy hoạch KCN Lạc Thịnh. Từ đó, huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh của KCN để thu hút các dự án đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế  bền vững. 


Lê Chung

Các tin khác


Nông dân huyện Mai Châu thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thông qua cầu nối là Hội Nông dân (HND) huyện, những năm qua, việc được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều nông dân ở huyện Mai Châu có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên thành hộ khá, giàu tại địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Dư nợ tín dụng chính sách đạt hơn 630 tỷ đồng

Đến hết tháng 4/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn đạt 630,2 tỷ đồng, với gần 18 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Trên 100 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Những năm qua, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chương trình có nhu cầu vay vốn lớn.

Dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu thị trường

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Ưu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, VND đã giảm giá 4,9% so với đồng USD là mức chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Theo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi cơ bản được kiểm soát khá tốt. Các bệnh dịch thông thường trên gia súc, gia cầm được phát hiện, xử lý kịp thời, đã có nhiều loại vaccine sản xuất trong nước để phòng những bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục