(HBĐT) - Xã Tử Nê (Tân Lạc) có 669 ha rừng sản xuất và 146 ha rừng phòng hộ. Mặc dù diện tích rừng của xã không nhiều, nhưng người dân trong xã luôn chủ động phát huy hiệu quả từ trồng rừng; tích cực bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Thực hiện chủ trương của các cấp, ngành, những năm gần đây, người dân xã Tử Nê có ý thức kéo dài chu kỳ sản xuất, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.


Người dân xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc) luôn ý thức trong công tác bảo vệ và phát triển rừng để bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập.

Đồng chí Bùi Văn Bựng, Phó Chủ tịch UBND xã Tử Nê cho biết: Cấp ủy, chính quyền xã Tử Nê xác định bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo vệ môi trường sống, tạo sinh kế bền vững giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy, để bảo vệ và phát triển rừng, ngay từ đầu năm, UBND xã Tử Nê đã xây dựng kế hoạch trồng rừng, phân công chỉ tiêu cho từng xóm. Xã đã phát động phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại nhà văn hóa xóm Bin. Tổng số cây trồng mới dịp Tết Nguyên đán năm 2020 là 5.000 cây phân tán các loại. Bên cạnh đó, địa phương còn quan tâm phát triển các vườn ươm để cung cấp giống chất lượng tốt phục vụ công tác trồng rừng. Tăng cường tuyên truyền về lợi ích của rừng để người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng; thực hiện ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tại các xóm. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm huyện, các xã giáp ranh tăng cường công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng. 6/6 xóm có tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. Mỗi tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có khoảng 20 người. Các tổ đội quần chúng thường xuyên tuần tra, kiểm tra để kịp thời phát những hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển chế biến và kinh doanh lâm sản trái phép; kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Hiểu rõ được tầm quan trọng của rừng nên người dân xã Tử Nê chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng gắn với chăm sóc, bảo vệ. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Toàn xã trồng được 30,5ha rừng (đạt 87,14% kế hoạch năm); khai thác được 30 ha rừng trồng, giá trị ước khoảng 2,8 tỷ đồng. Nhờ trồng rừng mà cuộc sống của nhiều hộ gia đình trở nên khá giả. Ông Bùi Văn Việt, xóm Bin chia sẻ: Gia đình tôi trồng rừng từ năm 1992, các loại giống chủ yếu là bạch đàn, keo lai. Sau 1 chu kỳ khoảng 7 năm, thu nhập từ trồng rừng đạt từ 65 - 70 triệu/ha/chu kỳ. Trồng rừng không cần nhiều vốn, công chăm sóc ít, kỹ thuật đơn giản. Chỉ cần lựa chọn được giống tốt, làm cỏ là cây phát triển tốt.

Qua khảo sát thực tế, Trung tâm Khuyến nông tỉnh nhận thấy xã Tử Nê có nhiều tiềm năng để phát triển trồng rừng gỗ lớn. Vì vậy, năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai dự án "Xây dựng và phát triển mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh” tại xóm Bin. Tổng diện tích của xã Tử Nê tham gia dự án là 18 ha. Sau 4 năm triển khai dự án các hộ dân nhận thấy tỷ lệ cây giống sống từ 95 - 98%, cây con sinh trưởng đồng đều, chiều cao vút ngọn từ 10 - 12 m, đường kính gốc từ 15 - 20 cm. Từ những tín hiệu vui của dự án "Xây dựng và phát triển mô hình áp dụng đồng bộ các kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh” cùng với chủ trương của các cấp, ngành về phát triển trồng rừng gỗ lớn, hiện nay, nông dân xã Tử Nê bắt đầu chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn. Sử dụng giống nuôi cấy mô, bón phân, tỉa cành để tăng hiệu quả kinh tế từ trồng rừng.


Thu Thủy


Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục