(HBĐT) - HTX Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xóm Chỉ Bái, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn tiếp cận khoa học công nghệ để cho ra thị trường sản phẩm tinh dầu sả chanh, chiết xuất theo phương pháp chưng cất. 100% là tinh sả thiên nhiên, không hương liệu, không chất bảo quản. Tinh dầu sả chanh có nhiều công dụng như: đuổi muỗi, côn trùng; khử mùi hôi, nấm mốc; xông hơi, giải cảm và giải tỏa căng thẳng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Với nhiều công dụng ưu việt, năm 2020, sản phẩm tinh dầu sả chanh của HTX đăng ký tham gia Chương trình OCOP cấp tỉnh.


Tinh dầu sả chanh của HTX Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xóm Chỉ Bái, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) được chưng cất bằng nồi ép tinh dầu hiện đại, đảm bảo vệ sinh.

Cây sả được trồng tại xóm Ba Bị, xã Hùng Sơn từ năm 2003. Thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây phù hợp để cây sả sinh trưởng và phát triển. Thực tế cho thấy, sả thương phẩm cung không đủ cầu, hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích canh tác. Vì vậy, cây sả được cấp ủy, chính quyền xã Hùng Sơn xác định là một trong những nông sản mũi nhọn của địa phương. Đến nay, toàn xã có hơn 48 ha sả, chủ yếu trồng ở xóm Ba Bị. 

Cây sả dễ chăm sóc, vốn đầu tư thấp mà hiệu quả kinh tế tương đối cao. 1 năm người dân có thể thu hoạch được 2 lứa sả. Năng suất đạt 20 tạ/ha. Năm 2018, HTX Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm sả cho thành viên và các hộ trồng sả trên địa bàn. Hiện, HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho 50 hộ. Tận dụng tiềm năng về nguồn nguyên liệu chất lượng, sẵn có, HTX đầu tư 150 triệu đồng mua nồi ép tinh dầu và các thiết bị cần thiết để sản xuất tinh dầu sả chanh. Sản phẩm tinh dầu sả chanh của HTX được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh ưa chuộng. Năm 2019, HTX tiêu thụ được 100 lít tinh dầu sả chanh. HTX đã tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, bán hàng online trên zalo, facebook…

Ông Bùi Văn Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ chia sẻ: Để làm ra sản phẩm tinh dầu sả chanh chất lượng cần phải trải qua quy trình khép kín và bảo đảm vệ sinh. Lá sả sau khi thu hoạch được làm sạch, loại bỏ những lá không đạt tiêu chuẩn. Sau đó cho vào nồi đun với nước để ép ra tinh dầu. Một nồi dung tích 1.500 lít đun được 5 tạ lá sả, tạo ra khoảng 1,5 lít tinh dầu. Lá sả sau khi chưng cất được HTX sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò, hoặc ủ làm phân bón cây trồng.

Sản phẩm tinh dầu sả chanh được đóng trong lọ thủy tinh 10 ml. Giá bán 50 nghìn đồng/ lọ. Hiện, sản phẩm tinh dầu sả chanh sẵn sàng tham gia Chương trình OCOP năm 2020. Sản phẩm đã có mã vạch, bao bì nhãn mác, chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…

Đồng chí Nguyễn Khắc Thành, Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn cho biết: Cấp ủy, chính quyền xã cùng với HTX Dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ đang nỗ lực hoàn thiện sản phẩm tinh dầu sả chanh để tham gia Chương trình OCOP năm 2020. Nếu sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh sẽ tạo cơ hội lớn để người trồng sả tại Hùng Sơn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; khích lệ, động viên người trồng sả đầu tư vốn, kỹ thuật để mở rộng diện tích. Được gắn sao OCOP góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương, khẳng định thương hiệu, vị trí của cây sả Hùng Sơn.

 
 Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục