(HBĐT) - Những năm qua, thông qua hoạt động ủy thác cho vay đã truyền tải kịp thời vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo, gia đình chính sách và các đối tượng thụ hưởng khác.


Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, đại diện các tổ chức nhận ủy thác xã Cao Sơn kiểm tra tình hình sử dụng vốn chính sách của hộ vay ở xóm Sưng. 

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, nhu cầu được tiếp cận vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế của người dân rất lớn. Thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng đó, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã huy động nguồn vốn, phối hợp các cấp chính quyền, hội, đoàn thể nhằm truyền tải kịp thời vốn chính sách đến đúng các đối tượng thụ hưởng. Trong đó, hoạt động ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức CT-XH là kênh dẫn vốn quan trọng, cầu nối giữa NHCSXH với các đối tượng thụ hưởng. Năm 2014, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức CT-XH mới đạt hơn 1.831 tỷ đồng, đến hết năm 2019 đã tăng lên 3.119 tỷ đồng (tăng 70,3%), chiếm 93,8% tổng dư nợ. Đến hết tháng 9/2020, tổng dư nợ ủy thác đạt 3.343 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân tỉnh 854,6 tỷ đồng (chiếm 25,6%), Hội LHPN tỉnh hơn 904 tỷ đồng (chiếm 27,1%), Hội Cựu chiến binh tỉnh gần 794 tỷ đồng (chiếm 23,7%), Tỉnh Đoàn hơn 790 tỷ đồng (chiếm 23,6%). 

Đồng chí Trương Thị Hằng Nga, Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH tỉnh cho biết: Những năm qua, NHCSXH đã ký văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác cho vay đến từng cấp của các tổ chức CT-XH. Thông qua phương thức ủy thác cho vay đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; nguồn vốn tín dụng ưu đãi được truyền tải kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức ủy thác có nhiều thời gian tiếp xúc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, tổ viên. Trong giai đoạn 2015- 2019, chất lượng tín dụng ủy thác ngày càng được nâng lên, hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được củng cố, sắp xếp lại. Các tổ chức hội, đoàn thể đã phối hợp với NHCSXH trong việc xử lý thu hồi nợ đến hạn, thu hồi các món cho vay sai đối tượng.

Đến ngày 30/9/2020, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 6,01 tỷ đồng, chiếm 0,17% tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn 3,418 tỷ đồng (0,1%), giảm 180 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2019; nợ khoanh 2,593 tỷ đồng. Đến nay, các hội, đoàn thể đang quản lý 2.692 tổ TK&VV, trong đó, 94% tổ không có nợ quá hạn, gần 86% tổ xếp loại tốt. Các tổ TK&VV đã làm tốt công tác huy động tổ viên gửi tiết kiệm, với 100% tổ viên tham gia gửi tiền, tổng tiền gửi đạt gần 97,5 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2019. Có thể nói, chất lượng dư nợ ủy thác từng phần qua các tổ chức CT-XH quyết định chất lượng tín dụng của NHCSXH.

Trong giai đoạn 2015-2019, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp 87 nghìn lượt hộ cải thiện đời sống; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 24,38% (năm 2015) còn 11,36% cuối năm 2019. Ngoài ra, thông qua các tổ chức CT-XH, tín dụng chính sách cũng đã tạo việc làm mới cho trên 7.000 lao động, giúp trên 1.300 học sinh sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng trên 82 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh và môi trường nông thôn. Bên cạnh đó, với chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất thấp, trong giai đoạn 2015-2019, nguồn vốn NHCSXH đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiết giảm được trên 395 tỷ đồng chi phí lãi suất vay vốn, so với mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

Với những kết quả đó đã khẳng định phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức CT-XH là cách làm năng động, sáng tạo; một mô hình hiệu quả, đặc trưng và mang tính ưu việt, giúp vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến đúng đối tượng được thụ hưởng. Việc cho vay vốn qua tổ TK&VV làm tăng sự đoàn kết, tính nhân ái, gắn bó tình làng, nghĩa xóm. Thông qua tín dụng ủy thác đã giúp NHCSXH thực hiện được chủ trương công khai hóa, dân chủ hoá và xã hội hóa hoạt động tín dụng ngân hàng.

    
Viết Đào

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục