(HBĐT) - Với lợi thế có 7.000 ha mặt nước hồ thủy điện, những năm qua, huyện Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người dân, trong đó, tập trung phát triển mạnh ở các xã ven hồ như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong…


Xóm Túp, xã Tiền Phong (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Xã Tiền Phong có 915 ha mặt nước hồ, là điều kiện lý tưởng để phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản. Nghề nuôi cá lồng trên địa bàn xã phát triển mạnh mẽ, là hướng đi mới để xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho nhiều người dân địa phương. Hiện, xã có gần 890 lồng cá. Doanh thu từ nuôi cá đạt vài tỷ đồng/năm, chiếm 20% tổng thu nhập của toàn xã. Nhiều hộ nuôi các giống cá đặc sản như chiên, quất, tầm, bỗng, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đồng chí Xa Văn Thức, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Tận dụng lợi thế mặt nước, xã định hướng người dân phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhằm giúp người dân vùng hồ có kiến thức KHKT trong chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá để phát triển nuôi bền vững, hạn chế rủi ro, xã phối hợp các ngành chức năng của huyện, tỉnh tổ chức hàng chục lớp dạy nghề nuôi cá lồng, hướng dẫn kỹ thuật. Sản phẩm làm ra thường được tư thương đến mua tại chỗ, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững, giúp người dân tiêu thụ sản phẩm ổn định, xã mong muốn được liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình sản xuất sạch để nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo thống kê, năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 82 ha, tổng số lồng cá nuôi 1.910 lồng. Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 1.300 tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng 1.100 tấn, sản lượng đánh bắt 200 tấn. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường, hiện tượng sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản giảm đáng kể, không khai thác khu vực cá tập trung đến đẻ trứng vào mùa sinh sản và thả cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản. Đến nay, các xã vùng ven hồ Hòa Bình trong huyện duy trì, phát triển mạnh việc nuôi cá lồng, tăng cường công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá. Đồng thời, tận dụng lợi thế sẵn có duy trì, mở rộng thêm quy mô để nghề nuôi trồng thủy sản của huyện ngày một phát triển. Người nuôi cá được tạo điều kiện tiếp cận KHKT, quy trình sản xuất sạch theo theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc cá, nguồn gốc thức ăn, cách thức phòng bệnh, phương pháp đầu tư, hạch toán kinh doanh, áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi cá.

Đồng chí Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục xác định việc phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng tập trung, với những loại cá có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường lòng hồ Hoà Bình, đảm bảo các hộ và cơ sở nuôi đều tuân thủ theo quy hoạch. Song song với đó, thu hút đầu tư, hỗ trợ cơ sở nuôi quy mô lớn đã áp dụng công nghệ nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học đúng quy định, nâng cao an toàn thực phẩm, có đánh giá tác động môi trường, đảm bảo cho việc nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình luôn phát triển bền vững.


Đinh Thắng


Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục