(HBĐT) - Chỉ tiêu về đô thị hóa (ĐTH) được xác định là một trong những chỉ tiêu khó đạt trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Thế nhưng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kết thúc nhiệm kỳ, tỷ lệ ĐTH trên địa bàn tỉnh không những đạt mà còn vượt chỉ tiêu đề ra.



Trong thời gian tới, tỉnh phấn đấu nâng cấp đô thị thành phố Hòa Bình đạt tiêu chí loại II.

Đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỷ lệ ĐTH của tỉnh chỉ đạt 14,53%. Chỉ tiêu ĐTH Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đặt ra là phấn đấu hết nhiệm kỳ đạt 25%. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ ĐTH của tỉnh mới đạt 20,97%. Tỉnh ủy nhận định, đây là 1 trong 5 chỉ tiêu dự báo khó đạt. Theo đồng chí Nguyễn Văn Mão, Trưởng phòng Phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng), xuất phát điểm thấp là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ ĐTH trên địa bàn tỉnh diễn ra chậm. Thực tế, Hòa Bình là tỉnh miền núi, các đô thị hình thành trước đây chủ yếu bám theo các tuyến quốc lộ, quỹ đất thuận lợi để phát triển đô thị còn hạn chế; quy mô, mật độ dân cư tập trung không cao; yếu tố thương mại, dịch vụ của các đô thị chủ yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu của địa phương, thiếu yếu tố động lực phát triển quan trọng như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch; tốc độ ĐTH và quy mô phát triển đô thị còn nhiều hạn chế. Ngoài TP Hòa Bình, hầu như các đô thị chưa phát triển được dự án khu dân cư, khu đô thị mới. Các đô thị được hình thành, phát triển chủ yếu trên cơ sở chức năng đô thị hành chính.

Nhận định là tiêu chí khó, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 237-KH/TU, ngày 16/9/2019 thực hiện 5 chỉ tiêu (dự báo khó đạt) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Đối với chỉ tiêu ĐTH, UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương. Trong đó, tập trung đẩy nhanh thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, xã và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, cũng như nâng cấp đô thị TP Hòa Bình, thị trấn Lương Sơn. Theo đó, Sở Xây dựng đã xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 55/KH-UBND, ngày 19/4/2018 thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Bên cạnh đó, Sở chủ trì phối hợp UBND huyện Lương Sơn tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua, để trình Bộ Xây dựng về Đề án đề nghị Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV.

Kết quả, ngày 20/11/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 986/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV, góp phần phát triển đô thị mở rộng cũng như phát triển kinh tế của tỉnh, nâng tỷ lệ ĐTH của tỉnh đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

Cùng với đó, Sở Xây dựng được UBND tỉnh giao phối hợp Sở Nội vụ đánh giá việc sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng đánh giá các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng 3 phường: Dân Chủ, Thống Nhất, Kỳ Sơn. Kết quả, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 về việc sắp sếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình, các xã sáp nhập về thị trấn, theo đó, dân số nội thị được tăng thêm. Với những sự nỗ lực đó, tính đến tháng 6/2020, tỷ lệ ĐTH của tỉnh đã đã đạt 28,69%, tăng thêm so với đầu nhiệm kỳ là 14,16%. Kết quả hoàn thành và vượt 114,76% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020.

Như vậy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu về ĐTH. Đây là động lực quan trọng trong phát triển KT-XH. Để đẩy nhanh tốc độ ĐTH, phấn đấu đến năm 2025, chỉ tiêu ĐTH toàn tỉnh đạt trên 38%, theo Sở Xây dựng, cần lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2035, trên cơ sở Quy hoạch tỉnh Hòa Bình đến năm 2050 được phê duyệt. Tiếp tục đầu tư các đô thị, phấn đấu nâng cấp đô thị TP Hòa Bình đạt tiêu chí loại II, huyện Lương Sơn đạt các tiêu chí cấp hành chính thị xã, thị trấn Mai Châu và các xã phụ cận đạt tiêu chí đô thị loại IV, thị trấn Mãn Đức đạt tiêu chí đô thị loại IV, thành lập thị trấn Phong Phú đô thị loại V, các thị trấn được mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại V.

Theo đó, Sở Xây dựng đã đề ra các nhóm giải pháp để thực hiện chỉ tiêu về ĐTH, như: Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị; nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường bất động sản, phát triển đô thị bằng dự án lớn, chương trình lớn chịu ảnh hưởng của vùng Thủ đô Hà Nội; các nhóm giải pháp về nguồn vốn và cơ chế, chính sách.

Viết Đào

Các tin khác


500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Tập huấn triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Ngày 19/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; hướng dẫn xây dựng dự án khởi nghiệp tham gia cuộc thi năm 2024.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh. Sản phẩm sơ chế, chế biến thuỷ sản chủ yếu là cá fillet, chả cá, ruốc cá, cá kho, cá nướng, cá khô, tôm khô, cá tươi, tôm tươi, cá đóng gói đông lạnh. Toàn tỉnh có 5 sản phẩm thủy sản chế biến được chứng nhận OCOP 4 sao. Hàng năm, sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản đạt khoảng 850 tấn, chiếm 11,33% sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trên hồ Hòa Bình.

Giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Do những khó khăn, vướng mắc về các quy trình thủ tục, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư, điều chỉnh đất rừng, đất lúa, vấn đề đất đắp cho các công trình dự án và những khó khăn khách quan khác, Hòa Bình là tỉnh có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) đạt thấp so với trung bình cả nước. Trước thực trạng đó, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương, chủ đầu tư (CĐT) cần "rõ vai, thuộc bài”, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, bám sát cơ sở, thường xuyên giao ban tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các thủ tục đầu tư. Đồng thời cần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, lấy thực hiện mục tiêu, kế hoạch giải ngân làm kết quả để đánh giá mức độ hoàn thành, xếp loại thi đua năm của đơn vị, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nguồn vốn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Huyện Kim Bôi phát triển kinh tế rừng ổn định, bền vững

Nhà có nhiều hay ít cũng đều phải có trách nhiệm giữ rừng như nhau; bất kỳ ai có hành vi xâm hại rừng, dù chỉ là một cây măng cũng phải chịu phạt. Điều này đã được 100% người dân xóm Bưa Cầu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) nhất trí đưa vào hương ước của xóm để bảo vệ rừng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục