(HBĐT) - Thời gian qua, công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (ATCTLĐCA) được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt. Nhờ đó, ít xảy ra trường hợp vi phạm nghiêm trọng, không làm mất điện trên diện rộng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ ATCTLĐCPA còn xảy ra, ảnh hưởng đến vận hành ổn định hệ thống lưới điện, gây tai nạn, thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.



Công nhân Điện lực Mai Châu phối hợp Đoàn Thanh niên phát quang hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn lưới điện.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3.873,45 km đường dây cao áp, 2.372 trạm/2.416 máy, với tổng dung lượng 2.029,06 MVA. Trong đó, Truyền tải điện Hòa Bình quản lý 326,7 km đường dây 500 kV; 548,5 km đường dây 220 kV; 1 trạm/2 máy biến áp 500 kV, với tổng dung lượng 900 MVA. Truyền tải điện Ninh Bình quản lý 34,5 km đường dây 500 kV; 25,97 km đường dây 220 kV. Công ty Thủy điện Hòa Bình quản lý 1 trạm/2 máy biến áp 220 kV, tổng dung lượng 126 MVA. Công ty CP xi măng Vĩnh Son quản lý 1 trạm/1 máy biến áp 110 kV, tổng dung lượng 16 MVA. Công ty Điện lực Hoà Bình quản lý 238,98 km đường dây 110 kV; 7 trạm/12 máy biến áp 110 kV, tổng dung lượng 340 MVA; 2.210,86 km đường dây 35kV; 487,94 km đường dây 22kV; 2.362 trạm/2.399 máy biến áp, tổng dung lượng 647,06 MVA.
Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) bảo vệ ATCTLĐCA, Sở Công Thương đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh và BCĐ chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cao áp giải quyết các vụ vi phạm hành lang bảo vệ ATCTLĐCA còn tồn tại; tuyên truyền, phổ biến về ATCTLĐCA và an toàn trong sử dụng điện. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện tăng cường công tác bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện; tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho người và hệ thống lưới điện. Hướng dẫn nhà đầu tư, chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc chấp thuận, cấp phép thi công công trình lưới điện cao áp trong phạm vi kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thỏa thuận hướng tuyến với UBND huyện, thành phố nơi xây dựng công trình đối với các công trình điện lực có cấp điện áp đến 35 kV; thỏa thuận hướng tuyến với UBND tỉnh đối với các công trình điện lực có cấp điện áp đến 110 kV...
Năm 2020, các cơ quan thành viên BCĐ đã phối họp các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện cao áp giải quyết được 15 vụ vi phạm hành lang bảo vệ ATCTLĐCA đường dây 35 kV, 22 kV; tuyên truyền, vận động Nhân dân chặt được nhiều cây trong và ngoài hành lang bảo vệ ATCTLĐCA. Tuy nhiên, việc giải quyết các trường hợp vi phạm chủ yếu bằng hình thức tuyên truyền, vận động, chưa xử phạt vi phạm hành chính, nên tính răn đe chưa cao; một số cán bộ địa phương chưa nhận thức tốt về tầm quan trọng của công tác bảo vệ ATCTLĐCA, quá trình kiểm tra, xử lý còn né tránh, ngại va chạm…
Hiện, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại 9 vụ vi phạm hành lang bảo vệ ATCTLĐCA chưa giải quyết được. Ngoài ra, còn nhiều cây ngoài hành lang lưới điện có nguy cơ đổ vào đường dây, nhưng không thực hiện chặt, tỉa được do các hộ dân không cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp chặt, tỉa.
Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương, Phó BCĐ cho biết: Trong thời gian tới, BCĐ tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát các trường hợp vi phạm còn tồn tại, từ đó phân loại theo tính chất, mức độ vi phạm, xây dựng kế hoạch giải quyết dứt điểm. Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm hành lang an toàn đường dây 110 kV, 35kV do trồng cây vi phạm. Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, nhằm tránh tình trạng cấp đất, san hạ mặt bằng vi phạm; xây dựng nhà ở, công trình vi phạm hoặc tái vi phạm hành lang bảo vệ ATCTLĐCA. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, quy định về bảo vệ ATCTLĐCA đến các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người dân ở những khu vực đang xảy ra vi phạm.

Đinh Thắng

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục