(HBĐT) - Tối 30/1, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 2 trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Hiện, các mặt hàng như rau, củ, hoa quả, gạo, mỳ tôm, thịt lợn, cá… đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ dân sinh với số lượng khá nhiều; giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá. Đặc biệt, trước đó vài tháng, các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có kế hoạch chủ động nguồn hàng và thực hiện chương trình bình ổn giá phục vụ Tết Nguyên đán với số lượng hàng hóa tăng từ 15 - 20%.


Nhân viên siêu thị AP Plaza chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân phòng, chống dịch Covid-19.

Ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) cho biết: Sở Sở Công Thương tỉnh đã chủ động xây dựng Kế hoạch đảm bảo nguồn cung ứng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trên địa bàn tỉnh ứng phó với dịch Covid-19; chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp chủ động với các tình huống diễn biến thị trường, có phương án điều tiết nguồn hàng đảm bảo nguồn cung hàng hóa. Hiện, trên địa bàn tỉnh hàng hóa đầy đủ phục vụ Nhân dân, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa. Các siêu thị, cửa hàng dịch vụ đang áp dụng các chương trình khuyến mại, giảm giá cuối năm. Đồng thời, phát triển hình thức bán hàng online; có kế hoạch và phương án chuyển hàng hóa tới vùng sâu, xa, tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp nếu găm hàng, tăng giá.

       Sở Công Thương thực hiện kế hoạch cung ứng hàng hoá từ cấp độ1 đến cấp độ 5. Với cấp độ thứ 5 dự kiến có trên 3.000 - 10.000 trường hợp cần tiếp ứng hàng hóa vẫn đảm bảo cung ứng đủ. Kịch bản bao gồm cả đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân trong thời gian có dịch và hàng hóa phục vụ người dân khu vực bị cách ly.

       Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương,Sở Công Thương xây dựng phương án đảm bảm hàng hóa để cơ bản đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó cần chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm khoảng 30% so với nhu cầu bình thường của người dân (dân số tỉnh Hòa Bình khoảng 860 nghìn người) trong 30 ngày, cụ thể: Gạo 9,582 nghìn tấn; thịt tươi sống (lợn, gia cầm, thủy hải sản) 4,863 nghìn tấn; trứng gia cầm 16,77 triệu quả; dầu ăn 1,006 triệu lít; muối ăn, bột canh 167.7 tấn; rau củ 10,732 nghìn tấn; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô...) 33,54 triệu gói, nước khoáng 33,54 triệu lít, khẩu trang kháng khuẩn 7,18 triệu chiếc, nước sát khuẩn 239,57 nghìn lít, giấy vệ sinh 2,395 triệu cuộn.

       Riêng đối với cấp độ 5 (10.000 người phải tiếp ứng hàng hóa): Gạo 40 tấn, thịt tươi sống (lợn, gà, thủy hải sản) 20,3 tấn, trứng gia cầm 70 nghìn quả; dầu ăn 4,2 nghìn lít; muối ăn, muối bột canh 700 kg, rau xanh 44,8 tấn; sản phẩm ăn liền (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, lương khô...) 140 nghìn gói, nước uống 140 nghìn lít, khẩu trang kháng khuẩn 30 nghìn chiếc, nước sát khuẩn 1 nghìn lít, giấy vệ sinh 10 nghìn cuộn.

       Tổng lượng hàng nhu yếu phẩm cần cung ứng cho cả tỉnh trong 14 ngày (860.000 người phải tiếp ứng hàng hóa): Gạo 3,44 nghìn tấn; thịt tươi sống (lợn, gia cầm, thủy hải sản) 1,745 nghìn tấn; trứng gia cầm 6,02 triệu quả; Dầu ăn 361,2 nghìn lít; muối ăn, bột canh 60,2 tấn; Rau củ 3,85 nghìn tấn; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô...) 12,04 triệu gói, nước uống 12,04 triệu lít, khẩu trang kháng khuẩn 2,58 triệu chiếc, nước sát khuẩn 86 nghìn lít, giấy vệ sinh 860 nghìn cuộn.

       Nông nghiệp của tỉnh phát triển với nhiều nông sản có năng suất, chất lượng tốt. Thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang thu hoạch vụ đông nên rau, hoa quả, thịt gia cầm, thịt lợn người dân chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán nên nguồn hàng tương đối dồi dào. Theo ước tính, sản lượng gạo của tỉnh có thể đáp ứng khoảng 12,08 nghìn tấn/tháng (tương đương với 16,9 nghìn tấn thóc/tháng). sản lượng rau xanh 12,43 nghìn tấn/tháng; sản lượng thịt lợn 5,25 nghìn tấn/tháng; sản lượng gia cầm 300 nghìn tấn/tháng; sản lượng trứng6,77 triệu quả/tháng; sản lượng thủy hải sản917 tấn/tháng nên người dân có thể yên tâm về nguồn thực phẩm tươi sống từ người dân trong tỉnh cung cấp ra thị trường.

       Chị Nguyễn Thị Hoài Hưng, Giám đốc siêu thị AP Plaza cho biết: Siêu thị AP Plaza đã chủ động xây dựng nguồn hàng cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân dịp Tết nguyên đán với 9 nhóm hàng bình ổn. Số lượng nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Sáng ngày 31/1, lượng mua có tăng hơn ngày thường nhưng không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy khi mua hàng tại siêu thị. Siêu thị nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như giữ khoảng cách tiếp xúc, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Siêu thị chúng tôi cam kết không tăng giá, găm hàng đảm bảo cung cấp hàng hóa chất lượng, đúng giá tới người tiêu dùng.

       Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, người dân không nên hoang mang, không mua mua hàng hóa để tích trữ, mà cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng dịch như không tập trung tại nơi đông người, thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay phòng dịch...

 

Thu Thủy

Các tin khác


Gỡ “nút thắt” nền kinh tế từ việc giảm thuế VAT ở tất cả các ngành

Tại Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, một trong nội dung được các đại biểu quan tâm là Chính phủ đang trình Quốc hội giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng chính sách giảm thuế này với tất cả hàng hóa, dịch vụ thay vì chỉ giới hạn đối với một số ngành, lĩnh vực.

UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục