(HBĐT) - Chiều 22/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân năm 2021 tại huyện Kim Bôi.
Đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng lãnh đạo huyện Kim Bôi kiểm tra tình hình sản xuất tại xã Nam Thượng.
Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế sản xuất tại xã Nam Thượng. Đến thời điểm hiện tại, huyện Kim Bôi cơ bản đã hoàn thành việc thu hoạch cây trồng vụ đông. Vụ chiêm xuân năm 2020, huyện sử dựng các giống có năng suất cao, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đối với lúa tập trung vào các giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 130 ngày như: TBR225, BC15 kháng đạo ôn, Thiên ưu 8, VRN20, VNR88… Đến ngày 22/2, toàn huyện đã cấy lúa đạt khoảng 90% kế hoạch, dưa chuột 100%, bí xanh 100%, bí đỏ 100%... Huyện phấn đấu cấy xong trong tháng 2, các loại cây màu trồng xong trước ngày 15/3 theo đúng tiến độ của tỉnh đề ra.
Song song với trồng trọt, công tác chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp duy trì ổn định. Toàn huyện hiện có khoảng 7,1 nghìn con bò, dê 5,05 nghìn con, lợn 56,1 nghìn con, đàn gia cầm trên 610 nghìn con. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được các xã, thị trấn thực hiện nghiệm túc, các dịch bệnh được khống chế kịp thời, không để lây lan rộng. Hưởng ứng Tết trồng cây, các địa phương trên địa bàn huyện đang chuẩn bị hiện trường và cây giống để trồng 800 ha theo kế hoạch đề ra.
UBND huyện Kim Bôi kiến nghị với đoàn công tác hỗ trợ kinh phí nâng cấp các công trình thủy lợi, hỗ trợ chuẩn hóa các sản phẩm OCOP, xây dựng chuỗi liên kết, sản xuất theo hướng ATTP…
Tại buổi làm việc, đoàn công tác Sở NN&PTNT đề nghị huyện Kim Bôi cần chú trọng điều tiết nước trên đồng ruộng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển; tăng cường giám sát, theo dõi, dự báo chính xác tình hình sâu, bệnh hại để có biện pháp phòng, trừ kịp thời. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; chú trọng chỉ đạo vấn đề đảm bảo ATTP, giữ gìn thương hiệu đã đạt được đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi.
Thu Thủy
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.
(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…
(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.