(HBĐT) - Sáng 29/3, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành và UBND thành phố Hòa Bình đã thăm, kiểm tra tình hình sản xuất tại dự án Nhà máy chế biến gỗ, xã Mông Hóa do Công ty CP Sơn Thủy làm chủ đầu tư và dự án Nhà máy chế biến lâm sản tại Khu công nghiệp Mông Hóa, do Công ty CP tre gỗ Hải Hiền làm chủ đầu tư.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành thăm Nhà máy chế biến gỗ của Công ty CP Sơn Thủy.

Dự án Nhà máy chế biến gỗ của Công ty CP Sơn Thủy đi vào sản xuất từ cuối năm 2006, trong nhiều năm qua luôn duy trì sản xuất - kinh doanh (SX-KD) ổn định. Năm 2020, doanh thu đạt khoảng 200 tỷ đồng, trong đó, sản phẩm xuất khẩu khoảng 4,5 triệu USD, sản phẩm bán trong nước 96,5 tỷ đồng; nộp NSNN 1,1 tỷ đồng. Nhà máy giải quyết việc làm cho hơn 150 lao động, thu nhập từ 8 – 12 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sản lượng chỉ đạt 70%, có những tháng công ty phải sản xuất cầm chừng do không có đơn hàng.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tại buổi làm việc, Công ty CP Sơn Thủy kiến nghị UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng tạo điều kiện cho công ty thực hiện xây dựng dự án Nhà máy chế biến gỗ tại xóm Đễnh, xã Mông Hóa với diện tích khoảng 4,5 ha.

Đối với dự án Nhà máy chế biến lâm sản tại Khu công nghiệp Mông Hóa, chủ yếu sản xuất ván dán xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các nước châu Âu. Năm 2020, doanh nghiệp giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 400 người, thu nhập bình quân 7,5 - 8 triệu đồng/người/tháng; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2,7 tỷ đồng. Hiện, sản xuất của doanh nghiệp gặp một số khó khăn khi diện tích để mở rộng nhà máy không còn; nằm trong khu công nghiệp nhưng thiếu nước sinh hoạt; lao động có tay nghề cao còn hạn chế… Theo đó, doanh nghiệp kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo sớm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

Làm việc với lãnh đạo 2 công ty và kiểm tra thực tế sản xuất tại các nhà máy, đoàn công tác UBND tỉnh đã chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong năm 2020 sản xuất sụt giảm do chịu tác động của dịch bệnh. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm và tuân thủ nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19; chấp hành các thủ tục về bảo vệ môi trường cũng như nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Phát biểu tại buổi làm việc ở các nhà máy, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo các doanh nghiệp và người lao động trong năm 2020 đã vượt qua khó khăn để sản xuất ổn định, giải quyết việc làm với thu nhập khá cao cho người lao động. Qua đó đóng góp cho tăng trưởng, nguồn thu ngân sách và phát triển KT - XH của địa phương.

Đồng chí nhấn mạnh, trong tương lai, hạ tầng Khu công nghiệp Mông Hóa được đầu tư đồng bộ, cùng với giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, tỉnh Hòa Bình có nguồn nguyên liệu gỗ phong phú, mong muốn với truyền thống của mình, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực hơn nữa để tăng quy mô sản xuất, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

Những kiến nghị của doanh nghiệp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở thẩm định, hỗ trợ doanh nghiệp theo đúng quy định.

Hoàng Nga

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục