(HBĐT) - Thời gian qua, do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước, trong tỉnh diễn biến phức tạp, nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội, có nơi phải phong tỏa. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nông sản, tác động trực tiếp đến đời sống, thu nhập của nông dân.


Người dân TP Hòa Bình hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân trong tỉnh tại điểm bán trên đường Trần Hưng Đạo, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình).

Hiện nay đang là thời điểm thu hoạch rau su su, củ cải, bí xanh. Sản lượng sản xuất ra lớn nhưng mức tiêu thụ chậm, giá thành thấp. Các hợp đồng thu mua, vận chuyển đến các khu công nghiệp, siêu thị, nhà hàng, khách sạn bị gián đoạn. Bí xanh Kim Bôi sản xuất ra giá tại vườn chỉ 2.000 - 2.500 đồng/kg, nhưng cũng chẳng có mấy thương lái đến mua như trước.

Ông Bùi Thành Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Kim Bôi cho biết: Với mức giá bí xanh như trên thì người trồng lỗ từ 2 - 3 triệu đồng/ha. Nông dân trong xã trồng khoảng 60 ha bí xanh, hiện giá thấp, tiêu thụ khó khăn, mong người dân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ tiêu thụ.

Trước tình hình tiêu thụ nông sản khó khăn, trên cơ sở phản ánh của Hội nông dân các huyện, thành phố, Hội Nông dân tỉnh đã gửi thư ngỏ đến các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Hội nông dân các huyện, thành phố quan tâm phối hợp, hỗ trợ nông dân trong tỉnh tiêu thụ nông sản để vơi bớt khó khăn.

Đồng chí Bùi Đức Biên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Đối với Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân huyện Tân Lạc, Kim Bôi. Địa điểm tại Cửa hàng Nông sản an toàn Sông Đà, số 252, đường Trần Hưng Đạo, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) bắt đầu từ sáng ngày 28/5/2021 và dự kiến kéo dài khoảng 1 tuần. Theo thống kê, sản lượng rau su su của HTX Rau an toàn xã Quyết Chiến (Tân Lạc) 15 tấn/ngày, củ cải 10 tấn. HTX Nông nghiệp xanh Kim Bôi có khoảng 100 tấn bí xanh. Với hy vọng mọi người cùng chung sức hỗ trợ để giúp nông dân vượt qua khó khăn, mức giá bán mong muốn của bà con đối với bí xanh 4.000 - 4.500 đồng/kg, rau su su 3.000 - 3.500 đồng/kg, củ cải 3.000 - 3.500 đồng/kg.

Hưởng ứng thư ngỏ và kêu gọi hỗ trợ nông dân, ngay từ sáng 28/5, nhiều cơ quan, đơn vị, người dân đã đến mua nông sản cho bà con với tinh thần sẻ chia, cảm thông, chung tay, góp sức và trong quá trình mua bán chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19. Bà Trần Thu Thủy, tổ 7, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chia sẻ: Nắm được thông tin kêu gọi giúp đỡ nông dân trong tỉnh tiêu thụ nông sản, tôi sẵn sàng đã đến mua ủng hộ; giá rẻ mà cũng khó bán, thương người nông dân vất vả, tôi sẽ tiếp tục thông tin rộng rãi để nhiều người đến mua hơn.

Với những kết quả tích cực bước đầu, Hội Nông dân tỉnh mong cán bộ, Nhân dân tiếp tục hỗ trợ nông dân trong lúc khó khăn, ổn định cuộc sống. Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bùi Đức Biên, trong tương lai cần có quy hoạch vùng sản xuất, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi để tiến tới không phải giải cứu, mà sản xuất bền vững, hiệu quả, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm có tem nhãn, đóng gói đảm bảo chất lượng.

Đối với việc tiêu thụ nông sản, Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh Kim Bôi Bùi Thành Sơn góp ý: Cần quan tâm đến quy hoạch vùng sản xuất và dự báo thị trường để cung không vượt quá cầu. Đặc biệt, cần liên kết trong sản xuất - tiêu thụ thì mới bền vững. Minh chứng là HTX có 10 ha trồng bí xanh, sản lượng đạt 300 tấn nhưng nhờ chuỗi liên kết tiêu thụ tại các khu công nghiệp và hệ thống siêu thị, cửa hàng nông sản sạch tại Hà Nội nên đã tiêu thụ hết. Giờ chỉ tập trung hỗ trợ nông dân trong xã tiêu thụ sản phẩm.

 

Cẩm Lệ


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục