(HBĐT) - Ngày 4/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2021. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chủ trì hội nghị.



Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2020, thiên tai diễn ra dồn dập và đặc biệt khốc liệt, mang nhiều yếu tố dị thường, vượt mức lịch sử trên nhiều vùng miền cả nước; đã xảy ra 16/21 loại hình thiên tai, trong đó có 14 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới; 265 trận dông, lốc sét; 120 trận lũ quét, sạt lở đất; 90 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long… Bên cạnh đó, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động PCTT. Trong năm, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích; 3.429 nhà sập, 333.084 nhà bị hư hại, tốc mái; trên 198.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 52.000 con gia súc, 4,1 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Tổng thiệt hại trên 39.962  tỷ đồng...

Do chủ động ứng phó, xây dựng các kịch bản khắc phục hậu quả trong kế hoạch PCTT hàng năm, nên các thiệt hại thiên tai được khắc phục nhanh chóng. Sau các đợt thiên tai, BCĐ quốc gia hướng dẫn, đôn đốc các địa phương rà soát, tổng hợp thiệt hại và cùng với các cơ quan trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 8.681 tỷ đồng, 2.989 tấn gạo, 6.391 tấn giống các loại, 430 cơ số thuốc, 13,9 triệu viên hóa chất lọc nước, 20 xuồng cao tốc, 384 nhà bạt, 23.146 phao cứu sinh các loại, 8 máy phát điện... cho các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai. Ngoài sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, MTTQ, chữ thập đỏ, các tổ chức xã hội, đoàn thể đã vận động quyên góp được hàng trăm tỷ đồng hàng hóa và tiền cứu trợ các tỉnh bị thiệt hại do thiên tai.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tháng còn lại của năm 2021 có khả năng xuất hiện khoảng 12 - 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó 5 - 7 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; nguy cơ lũ quét, sạt lở đất xuất hiện sớm tại vùng núi khu vực Tây Bắc và Việt Bắc; ngập úng tại các thành phố, khu đô thị...

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đã tập trung thảo luận làm rõ những khó khăn, hạn chế, bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác PCTT&TKCN trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác PCTT&TKCN thời gian qua. Phó Thủ tướng yêu cầu, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác PCTT, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai đảm bảo kịp thời, đủ độ tin cậy; huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; nâng cao vai trò, năng lực quản lý Nhà nước trên cơ sở củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ T.Ư đến cơ sở; phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai…

Phó Thủ tướng đề nghị, các bộ, ngành, địa phương, toàn hệ thống chính trị chủ động, tích cực trong công tác PCTT&TKCN, trong đó, đặc biệt đặt việc bảo vệ tính mạng con người lên trên hết, đi đôi với khẩn trương khắc phục sự cố khi có thiên tai xảy ra, nhanh chóng phục hồi sản xuất.


Hồng Trung

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục