(HBĐT) - Trong những ngày cuối tháng 5, thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản của huyện Yên Thủy ảm đạm do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Đầu ra khó khăn, giá thành "chạm đáy”, nhiều hộ đứng trước viễn cảnh nông sản ứ đọng, chậm tiêu thụ dẫn đến tình cảnh làm ăn thua lỗ…

 


Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các mặt hàng nông sản của huyện Yên Thủy tiêu thụ chậm, giá thành bấp bênh. Ảnh: Người dân thu hoạch hành tăm tại xóm Hạ, xã Phú Lai. 

Tại những cánh đồng màu xã Yên Trị, nông dân ngao ngán chẳng buồn thu hoạch khoai sọ do giá thành rớt thảm hại, không có người đến thu mua. Theo thống kê, toàn xã có 40 ha khoai sọ, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước. Khoai sọ Yên Trị là cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương, được trồng nhiều tại các xóm: Ao Hay, Tân Thịnh, Tích… Ông Đường Tiến Lục, xóm Ao Hay cho biết: "Thời điểm này hàng năm, 2.000 m2 khoai sọ của gia đình tôi đã thu hoạch xong, chuẩn bị làm vụ mới. Tuy nhiên, năm nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19, khoai sọ tiêu thụ chậm hơn do giao thương bị ngưng trệ, xe hàng đi các chợ đầu mối đều tạm dừng hoạt động. Giá khoại sọ cũng giảm còn 10.000 - 11.000 đồng/kg, trong khi trước đây, bình quân đạt 15.000 đồng/kg, đỉnh điểm có thể bán được 20.000 đồng/kg. Hiện, gia đình tôi tiêu thụ chủ yếu là bán lẻ trên địa bàn và các địa phương lân cận thông qua lái buôn, kênh facebook, zalo với hy vọng gỡ gạc lại tiền vốn”.

Khảo sát thực tế tại xã Đoàn Kết, toàn bộ diện tích bí xanh trên địa bàn xã đã được tư thương thu mua trong tháng 5, bởi đây là giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, sản lượng thu hoạch lớn. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc vận chuyển sản phẩm đến các thị trường lớn khó khăn, chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn huyện, vì vậy giá bán sản phẩm xuống thấp, bình quân từ 2.000 - 3.000 đồng/kg loại đẹp, quả xấu có giá 1.000 đồng/kg, thậm chí không tiêu thụ được. So với mọi năm, năng suất bí xanh vẫn ổn định ở mức 1,2 tấn/sào. Nhưng với giá thành năm nay, người nông dân chỉ đủ chi phí vật tư đầu vào cho sản xuất. Đối với các hộ vay vốn để mở rộng sản xuất không đủ tiền trả lãi ngân hàng. 

Qua tìm hiểu được biết, vụ chiêm xuân năm nay, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Yên Thủy 7.442 ha, đạt 104,9% kế hoạch đề ra. Trong đó, các mặt hàng nông sản như: bí xanh 460 ha, hành tăm 110 ha, khoai sọ 76 ha… Theo rà soát, năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tiến độ thu mua, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chậm, hàng hóa ứ đọng, giá thành bấp bênh. Cụ thể như các vụ trước, bí xanh có giá khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg, khoai sọ 14.000 đồng/kg, hành tăm 50.000 - 60.000 đồng/kg. Năm nay, giá thành nông sản "chạm đáy", lần lượt là 2.000 đồng/kg bí xanh, 10.000 đồng/kg khoai sọ, 30.000 đồng/kg hành tăm. 

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là thị trường tiêu thụ nông sản tại Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An… hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Ngoài ra, ngày 10/5, huyện Yên Thủy ghi nhận 1 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND huyện đã ban hành quyết định về việc thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 15 của Chính phủ. Do đó, các hoạt động vận tải, giao thương hàng hóa trên địa bàn đều bị gián đoạn. 

Đồng chí Phạm Minh Tuấn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: "Hiện nay, Phòng NN&PTNT huyện tiếp tục rà soát, nắm tình hình để chủ động tham mưu UBND huyện tìm giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ cho nhà nông. Chủ động tìm kiếm đối tác, liên kết với các công ty, xí nghiệp trên địa bàn và các tỉnh lân cận có nhu cầu thu mua nông sản. Đồng thời, mong muốn các ban, ngành, đoàn thể chung tay xây dựng các gian hàng giải cứu nông sản. Qua đó, góp phần giúp đỡ người dân tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo giá thành ổn định, cùng vượt qua thời điểm khó khăn của đại dịch.

Đức Anh


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục