(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, ngành Ngân hàng tỉnh đã có nhiều giải pháp trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, đóng góp tích cực vào đảm bảo thực hiện "mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển KT-XH của tỉnh.

  


Agribank Chi nhánh Hòa Bình đảm bảo công tác phòng dịch Covid-19 khi tiếp xúc khách hàng.

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Ngô Quang Lợi cho biết: Từ đầu năm tới nay, do tác động của dịch Covid-19, đánh giá nền kinh tế có mức tăng trưởng chưa được tốt, hoạt động của các doanh nghiệp còn gặp khó. Chính vì vậy, NHNN tỉnh đã triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp mở rộng tín dụng hợp lý, trên cơ sở nâng cao khả năng đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, phương án sản xuất, kinh doanh (SXKD) khả thi, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế.

Thống kê, tổng nguồn vốn đến hết tháng 5 đạt khoảng 31.000 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cuối năm 2020. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư 23.728 tỷ đồng, tăng 1.713 tỷ đồng (8,8%) so với thời điểm 31/12/2020, đáp ứng 91% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay; huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng 76,5% so với vốn huy động. 

Lãi suất huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng bằng đồng Việt Nam của các TCTD từ 0,1 - 0,2%/năm. Loại có kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng từ 3,1 - 3,9%/năm đối với ngân hàng thương mại (NHTM) và từ 4 - 4,2% năm đối với Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).

Đối với lãi suất huy động theo cung - cầu thị trường, bao gồm loại kỳ hạn 6 - 12 tháng từ 3,3 - 6,8%/ năm (đối với NHTM), từ 5 - 6,2%/ năm (đối với QTDND); kỳ hạn trên 12 tháng từ 5 - 6,5%/năm.

Tổng dư nợ toàn địa bàn trong cùng thời gian đạt gần 26.100 tỷ đồng, tăng 1.428 tỷ đồng, tương đương 6,5% so với thời điểm 31/12/2020. Trong đó, dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 61,5% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 20,6% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu 45 tỷ đồng, dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ 22 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên 4,5%/năm đối với NHTM, 5,5%/năm đối với QTDND. Lãi suất cho vay SXKD thông thường: Ngắn hạn tại các NHTM phổ biến 7 - 10,5%/năm, trung và dài hạn 5,9 - 12,7%/năm; QTDND ngắn hạn từ 9,1 - 10,2%/năm, trung dài hạn từ 10,2 - 11,6%/năm.

Đối với lãi suất cho vay tiêu dùng ngắn hạn của các NHTM dao động từ 7 - 11,5%/năm, trung và dài hạn từ 8,5 - 13%/năm, QTDND từ 11 - 12,2%/năm.

Về hoạt động triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngân hàng, TCTD trên địa bàn tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ khó khăn cho khách hàng theo quy định tại Thông tư số 01, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN của NHNN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn theo đúng quy định.

Trong thời gian tới, theo đồng chí Ngô Quang Lợi, NHNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực   hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp các sở, ngành liên quan nắm bắt tình hình SXKD và theo dõi diễn biến dịch Covid-19 để thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân phù hợp quy định của pháp luật. Cùng với đó, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Đối với các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định của NHNN; đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen. Đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn của các dự án, phương án SXKD hiệu quả, ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Đẩy mạnh truyền thông về thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trong thanh toán.

Ngoài ra, NHNN tỉnh chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán; tăng cường quản lý rủi ro cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng, cũng như hoạt động cho vay các giao dịch có nguy cơ rủi ro cao trên địa bàn. 

Hồng Trung

Các tin khác


Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục