(HBĐT) - Giờ đây, về vùng nông thôn dễ dàng nhận thấy cuộc sống đang từng ngày đổi mới. KT-XH vùng nông thôn, miền núi của tỉnh tiến bộ vượt bậc. Người dân có điều kiện tiếp cận thị trường, KHKT, dịch vụ để phát triển kinh tế. Các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2016-2020, trong đó, điểm nhấn là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã tạo lực đẩy cho sự phát triển, góp phần đắc lực dần hoàn thiện các thiết chế hạ tầng KT-XH cơ bản ở nông thôn theo hướng đồng bộ, từng bước kết nối với đô thị.


Hệ thống trường, lớp học của xã Hang Kia (Mai Châu) được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Trở lại xã Hang Kia (Mai Châu) sau nhiều năm, chúng tôi bất ngờ về sự đổi thay nhanh của xã vùng đặc biệt khó khăn này. Nghĩ về cái thời đường từ Pà Cò đến Hang Kia nhiều đoạn cuốc bộ còn nhanh hơn đi xe máy mà càng trân trọng sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ của các cấp, các ngành và nỗ lực vượt khó của cán bộ, Nhân dân trong xã. Nhớ lại chia sẻ của chị Vàng Y Sai, Chủ tịch Hội LHPN xã mà thật vui: "Để góp phần XDNTM, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, Hội đã phát động phong trào "Mỗi hội viên trồng 1 cây xanh” và trồng "Đoạn đường hoa”, được chị em tích cực hưởng ứng. Đảng, Nhà nước đã cho xã mình đường giao thông thuận lợi; có trường học, trạm y tế kiên cố, rộng rãi, có công trình nước hợp vệ sinh sử dụng thì người dân phải biết quý trọng, bảo vệ. Đến nay, hội viên, phụ nữ xã trồng được hơn 1.000 m đường hoa dọc 2 bên đường vào trung tâm xã. Đường xóm, bản sạch sẽ, tình trạng vứt rác thải bữa bãi, không đúng nơi quy định đã được khắc phục". Điều đáng nói là người dân xã Hang Kia giờ đây đã biết làm du lịch cộng đồng, biết làm ra các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường, khách du lịch để mang lại cuộc sống no ấm hơn.

Niềm vui của người dân xã Hang Kia cũng là niềm vui của nhiều miền quê trong tỉnh khi được thụ hưởng các chương trình, dự án đầu tư. Xác định phát triển hạ tầng KT-XH là yếu tố then chốt, động lực cho sự phát triển tại các địa phương, tỉnh quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Các địa phương tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình XDNTM, chủ động lồng ghép, huy động đa dạng nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH.

Năm 2020, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình MTQG XDNTM là 3.854 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước 1.446,6 tỷ đồng (vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình 720,06 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh, huyện 726,54 tỷ đồng); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã 729 tỷ đồng; vốn tín dụng trên 1.256 tỷ đồng; huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 122,94 tỷ đồng; huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 298,96 tỷ đồng. Theo đó, các địa phương đã dành nguồn lực đáng kể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Từ nguồn vốn NTM và lồng ghép các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã xây mới, cải tạo, nâng cấp 184 công trình đường giao thông nông thôn (GTNT); cứng hóa 48,5 km đường. Đề án cứng hóa đường GTNT thực hiện cứng hóa 13,69 km, xây dựng 54 cầu, cống dân sinh thuộc dự án LRAMP. Đến hết năm 2020, đã có 80/131 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông.

Bên cạnh đó, các địa phương đã xây mới, cải tạo, nâng cấp được 49 công trình thủy lợi nội đồng, hiện đã có 123/131 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi. Hệ thống lưới điện nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. 100% hộ dân trong tỉnh sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện, 131/131 xã đạt tiêu chí số 4 về điện.

Với phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, do vậy, các địa phương chú trọng nguồn lực đầu tư công trình trường học. Trong năm 2020, nguồn vốn đầu tư công đã đầu tư xây dựng 62 công trình, hiện 187/379 trường có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia; 69 xã đạt tiêu chí trường học. Cùng với đó, cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm, từ nguồn đầu tư công và vốn lồng ghép đã đầu tư 293 công trình cơ sở vật chất văn hóa, góp phần giúp 76 xã đạt được tiêu chí này. Ngoài ra, có 128 xã đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 131 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông, 105 xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư.

Từ chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu đã giúp cư dân nông thôn có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, cũng như có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến hết năm 2020, thu nhập bình quân khu vực nông thôn trong tỉnh đạt 34,5 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm (giảm từ 4 - 5% đối với xã nghèo). Hiện, có 68 xã đạt tiêu chí về thu nhập, 66 xã đạt tiêu chí hộ nghèo. Toàn tỉnh có 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 58/131 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM.


Hoàng Nga


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục